Công nghệ

FPT đề xuất "đồng hiện diện" với doanh nghiệp Pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp lần đầu tiên được tổ chức, quy tụ gần 50 doanh nghiệp hàng đầu hai nước và mở ra một chương mới trong hợp tác kinh tế song phương.

Theo Chủ tịch FPT, Việt Nam và Pháp chia sẻ mối quan hệ sâu sắc bắt nguồn từ lịch sử và văn hóa. Đây là nền tảng vững chắc cho tương lai. Do đó, ở vai trò đồng chủ trì diễn đàn, ông Bình đề xuất các doanh nghiệp Pháp về một chiến lược mới, "đồng hiện diện" tại các thị trường FPT đang có mặt, đầu tư.

"Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp xây dựng các mối quan hệ kinh tế mới, phản ánh sự năng động của hai quốc gia", ông nói. Đây cũng là mục đích thành lập của Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp, nơi quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu, góp phần hiện thực hóa những mối quan hệ kinh tế mới, các cơ hội mới.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tại Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp. Ảnh: FPT

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tại Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp. Ảnh: Vân Anh

Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên FPT đặt chân tới, từ năm 2008. Sau nhiều năm hoạt động tại đây, tập đoàn đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với nhiều tên tuổi lớn như Airbus, La Poste, SNCF, Canal+, Geopost....

Năm 2023, công ty con của FPT tại Pháp được xếp vào Top 100 doanh nghiệp CNTT hàng đầu tại quốc gia này. Không chỉ phát triển kinh doanh, FPT còn thành lập Hiệp hội Pháp ngữ FPT, hướng tới phát triển đội ngũ kỹ sư nói tiếng Pháp, làm cầu nối cho hợp tác chuyên môn và giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Làm rõ ý của ông Bình, Phó tổng giám đốc FPT kiêm CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn cho hay, công ty sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp Pháp trong các dự án tại Việt Nam cũng như toàn cầu. "Đặc biệt là trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu công nghệ, có kỹ năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa", ông nhấn mạnh.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hai quốc gia gặp mặt tại Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp. Ảnh: FPT

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hai quốc gia gặp mặt tại Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp. Ảnh: FPT

Đại diện các doanh nghiệp Pháp, ông Benoit Clocheret, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Artelia cho rằng, dù Pháp và Việt Nam phải đối mặt với các thách thức khác nhau, hai nước đang cùng giải quyết những vấn đề tương đồng như phát triển bền vững, số hóa công nghiệp và chuyển đổi xã hội.

"Đó là lý do chúng tôi khuyến khích việc thiết lập liên doanh, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Pháp phát triển kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các tập đoàn Việt Nam mở rộng sang thị trường Pháp," ông Benoit Clocheret chia sẻ.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp bày tỏ sự quan tâm đến việc hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực như năng lượng bền vững, phát triển đô thị, giao thông hiện đại, y tế, bán lẻ, đào tạo nhân lực CNTT và dịch vụ tài chính.

Các tin khác

Tặng hàng chục triệu gigabit, Viettel đẩy nhanh tiến độ phổ cập 5G

Từ ngày 26/5 đến 1/6/2025, Viettel tặng 6GB data miễn phí dành cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 5G nhưng chưa truy cập mạng 5G từ tháng 4/2025 đến trước thời điểm đăng ký. Chương trình nhằm khuyến khích người dân “bật 5G” để trải nghiệm công nghệ mới và nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của 5G trong đời sống số.

Chuyên gia nói gì về đề xuất vay vốn của VinSpeed cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đề xuất vay 80% vốn đầu tư không lãi suất trong 35 năm để thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam của VinSpeed đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Nhìn từ góc độ tài chính công, chiến lược hạ tầng và bài toán phát triển công nghiệp dài hạn, giới chuyên gia cho rằng đây là một cách tiếp cận đáng cân nhắc.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (28/5), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 118 triệu đồng/lượng và người mua lỗ ngay hơn 5 triệu đồng/lượng tính từ đầu tuần.

Quan hệ tín dụng: Người đi vay luôn ở "cửa" dưới?

Hiện nay, tất cả các hợp đồng được ký kết đều theo mẫu của ngân hàng dài vài chục trang với rất nhiều điều khoản rườm rà, phức tạp mà người đi vay không thể hiểu rõ hết cũng như không lường hết được các rủi ro khi đặt bút ký kết.