Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý phổ biến, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bị bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.
Cụ thể, ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Theo đó, các chuyên gia chia chứng ngưng thở khi ngủ được làm ba loại, đó là: ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung ương (CSA) và ngưng thở hỗn hợp (MSA).
Ảnh: internet
Khi chứng ngưng thở xảy ra, bệnh nhân luôn cố gắng thở mạnh nhưng không có tác dụng, có đôi lúc hoàn toàn không thở được. Sau vài giây, thậm chí hàng chục giây, bệnh nhân tỉnh dậy do thiếu oxi. Trong tình trạng cơ thể thiếu oxi, đường thở sẽ bắt buộc phải mở ra để hít thở không khí khiến người bệnh tỉnh giấc. Hiện tượng này cũng thường kèm theo hành động đá chân trong vô thức và co thắt cơ thể.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng SAS là ngủ ngáy về đêm, đội nhiên ngưng thở khi ngủ, buồn ngủ ban ngày và một số triệu chứng khác. Bệnh này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra hàng loạt biến chứng, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 31 tháng 5 năm 2003, Caili, nhà vô địch cử tạ được mệnh danh là "Chiến binh số 1 châu Á", qua đời vì hội chứng ngưng thở khi ngủ giữa hoàn cảnh nghèo khó và bệnh tật;
Nhà bác học thiên tài Einstein, người khám phá ra thuyết tương đối, gần như mất đi cảm hứng vì chứng ngủ ngáy;
100.000 cặp vợ chồng ly hôn mỗi năm vì chứng ngủ ngáy;
Có rất nhiều tai nạn trong cuộc sống do tài xế ngủ quên khi lái xe...
Thủ phạm trong những trường hợp này là hội chứng ngưng thở khi ngủ (SAS).
Bởi vậy, nếu bạn hay người thân thường xuyên ngủ ngáy, hãy đề phòng hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ảnh: internet
Một số những "tiêu chí" cần phải lưu ý là:
1. Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới từ 2 đến 8 lần.
2. Béo phì: Những người có cân nặng hơn 120% so với cân nặng lý tưởng thường đối mặt với nguy cơ lớn hơn.
3. Chu vi cổ: nam lớn hơn 17 inch (43 cm), nữ lớn hơn 15 inch (38 cm)
4. Phì đại amidan
5. Vẹo vách ngăn mũi
6. Cằm lẹm hoặc cằm quá nhỏ.
7. Các bệnh nội tiết: như suy giáp, to các viễn cực (to đầu chi)
8. Một số bệnh di truyền đều có thể dẫn đến hội chứng này.
9. Rượu, thuốc an thần và thuốc ngủ cũng làm tăng khả năng mắc chứng ngưng thở khủ
Các biểu hiện lâm sàng chính của chứng ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy, giảm oxy máu (biểu hiện là da và niêm mạc tím tái, dễ cáu kỉnh mất tập trung, tụt huyết áp…), thiếu oxy toàn thân và các triệu chứng khác.
Tinh thần mệt mỏi, uể oải (thường ngủ gật trong vô thức), giảm trí nhớ, thay đổi tính cách, hành vi bất thường,… có thể xuất hiện trong ngày.
Các triệu chứng về đêm bao gồm rối loạn giấc ngủ, khó chịu và mộng du.
Tác hại của chứng ngưng thở khi ngủ đối với cơ thể con người
1. Tính cách: bao gồm thiếu kiên nhẫn, hay cáu giận, ảo giác, cực kỳ nhạy cảm, thù địch, bồn chồn, dễ có hành vi sai trái, ghen tuông, nghi ngờ, lo lắng, trầm cảm, v.v.
2. Chức năng não: giảm trí nhớ và khả năng chú ý, giảm năng lực hành động, giảm sự tỉnh táo và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu và hiệu quả công việc kém.
3. Hệ tim mạch và mạch máu não: gây tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, xuất huyết não và nhồi máu não.
Ảnh: internet
4. Hệ hô hấp: gây ra và làm nặng thêm các cơn hen về đêm, dễ kết hợp với suy hô hấp, tim phổi…
5. Hệ tiêu hóa: Rối loạn hô hấp tắc nghẽn có thể gây tăng áp lực âm trong khoang ngực, dẫn đến hội chứng trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày…
6. Hệ tiết niệu: Tình trạng thiếu oxy có thể dẫn đến rối loạn tái hấp thu ở ống thận, làm suy giảm chức năng cô đặc của thận, tăng tiểu đêm, hoặc hội chứng thận hư, và gây tổn thương thận.
7. Hệ nội tiết: giảm tiết hormone tăng trưởng, trẻ em chậm lớn, sa sút trí tuệ ...
Những bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể đến khoa hô hấp của các bệnh viện uy tín. Bác sĩ sẽ sắp xếp làm xét nghiệm ngưng thở khi ngủ dựa trên các triệu chứng của bạn, còn được gọi là polysomnography (PSG). Đây là phương pháp đáng tin cậy duy nhất để xác định bạn có thực sự mắc chứng bệnh này hay không, và nếu có thì đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào.
Phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
1. Đối với chứng ngưng thở khi ngủ do bệnh lý, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
2. Trong những trường hợp bình thường, bạn cần:
(1) Tăng cường rèn luyện thân thể và duy trì thói quen sinh hoạt tốt.
(2) Tránh hút thuốc lá và uống rượu, vì hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hô hấp và uống rượu làm trầm trọng thêm chứng ngủ ngáy, rối loạn nhịp thở vào ban đêm, giảm oxy máu.
(3) Đối với người béo phì, cần tích cực giảm cân, tăng cường vận động. Theo lời khuyên của chuyên gia, người thừa cân nên giảm ít nhất 5% -10% trọng lượng cơ thể.
Ảnh: internet
(4) Bệnh nhân ngủ ngáy thường có hàm lượng oxy trong máu giảm nên kèm theo huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, tăng độ nhớt của máu, tăng gánh nặng cho tim, dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não, hạ huyết áp.
(5) Không được uống thuốc an thần trước khi đi ngủ, để tránh làm nặng thêm tình trạng ức chế điều hòa trung tâm hô hấp.
(6) Áp dụng tư thế ngủ nghiêng, đặc biệt là tư thế nằm nghiêng bên phải, để tránh lưỡi, vòm miệng mềm và lưỡi gà tụt xuống trong trạng thái thả lỏng và làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ.
Một mẹo nhỏ để thực hiện biện pháp này là đặt hoặc đeo một quả bóng nhỏ ở sau lưng khi ngủ để giúp giữ tư thế ngủ nghiêng bắt buộc.
(Theo Sohu)