Chứng khoán

Định giá thấp mở ra cơ hội đầu tư ở vùng đáy chu kỳ, MBS gợi ý 10 cổ phiếu tiềm năng cho năm 2023

Báo cáo chiến lược thị trường năm 2023 của Chứng khoán MB chỉ ra nền lãi suất duy trì ở mức cao hơn sẽ gây khó khăn cho dòng vốn vào thị trường chứng khoán, áp lực điều chỉnh và rung lắc sẽ vẫn sẽ tiếp diễn nửa đầu năm 2023.

Trong kịch bản cơ sở, VN-Index được dự báo sẽ dao động trong khoảng 900 - 1.180 điểm. Xu hướng thị trường được dự báo sẽ khó khăn trong 6 tháng đầu năm nhưng tích cực hơn về nửa cuối năm khi kỳ vọng áp lực lãi suất giảm bớt và kinh tế phục hồi trở lại.

Với kịch bản thận trọng, nếu suy thoái lớn bất ngờ xảy ra, VN-Index có thể về mức thấp nhất 780 điểm và dao động trong khoảng 780 - 1.080 điểm. 

Theo nhóm phân tích của Chứng khoán MB, dòng tiền tham gia bắt đáy mạnh mẽ trong thời điểm giữa tháng 11 đầu tháng 12/2022 một phần rất lớn do định giá đã chiết khấu về mức giá rẻ khi bị áp lực bán tháo, hạ đòn bẩy trong thời gian rất ngắn. Trên cơ sở đó, dòng vốn nước ngoài kích hoạt mua ròng đã khiến thị trường hồi phục khá mạnh kể từ vùng đáy 873 điểm.

"Trong năm 2023, khả năng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tiếp tục sụt giảm do áp lực chi phí đầu vào và lãi suất tăng cao, định giá duy trì ở nền thấp sẽ là một cơ hội để chọn lọc mua vào tại vùng đáy chu kỳ", báo cáo của MBS cho hay. Từ đó, nhóm phân tích của Chứng khoán MB gợi ý 10 cổ phiếu tiềm năng trong năm 2023.

CTG

 (Ảnh: Thu Thảo).

Duy trì chính sách trích lập chủ động trong bối cảnh tỷ lệ nợ dưới chuẩn của ngân hàng vẫn đang trong xu hướng gia tăng. Trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát cẩn trọng.

Hiệu quả hoạt động tiếp tục được cải thiện đáng kể với CIR hiện nằm trong nhóm thấp nhất toàn ngành, khoảng 27,3%. Danh mục cho vay chuyển sang nhóm bán lẻ và SME với lợi suất cao, chiếm khoảng 63,8% tổng dư nợ cho vay. 

ACB

(Ảnh: Thu Thảo). 

Chất lượng tài sản lành mạnh với LDR tương đối thấp hơn các ngân hàng khác, đạt 83% trong quý III/2022. 98% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên giá trị bình quân danh mục liên tục duy trì trên 52%.

Quan điểm quản trị thận trọng khi không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 riêng lẻ của ACB đạt 12% và 12,5%.

FPT

Nhu cầu về công nghệ thông tin vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng mạnh khi các doanh nghiệp đẩy mạnh các sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số để đối phó với tình trạng kinh tế bất ổn. Chi tiêu cho công nghệ thông tin dự đoán sẽ tăng 5,1% vào 2023.

Triển vọng từ ngành công nghiệp giáo dục trong nước khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, tạo nên nhu cầu lớn đối với các đơn vị giáo dục tư nhân chất lượng cao.

NLG

Chính sách sản phẩm & thanh toán phù hợp trong bối cảnh lãi suất tăng. Doanh nghiệp tiếp tục tập trung vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền bên cạnh mở rộng sang bât động sản thương mại, quản lý khu đô thị và đầu tư hệ sinh thái.

Chiến lược gọi vốn ở cấp độ dự án cho phép quay vòng vốn nhanh hơn, dòng vốn quay lại sớm hơn dùng cho việc phát triển quỹ đất trong tương lai. Cấu trúc vốn này cũng cho phép tỷ số Net D/E kiểm soát ở mức lành mạnh.

HDG

Kế hoạch tăng trưởng quỹ đất tham vọng dù trong ngắn hạn vẫn thiếu hụt dự án quy mô lớn. HDG tập trung quỹ đất phía Tây Hà Nội (Láng - Hòa Lạc, Hòa Bình, các quận mới nằm trong đường Vành đai 4), phát triển mới thêm 200 ha đến 400 ha tại các tỉnh có tiềm năng trong năm 2022.

Động lực phát triển trong trung dài hạn của HDG chính là mảng năng lượng. HDG đang thuộc top 4 công ty năng lượng tái tạo niêm yết có công suất lớn nhất vào cuối năm 2022 và theo đó HDG đang hưởng lợi từ đà tăng trưởng ổn định của nhu cầu điện của Việt Nam trong các năm tới.  

MWG

Tìm kiếm cơ hội tăng trưởng thông qua các mô hình kinh doanh mới. AVA Kids đang có kết quả ban đầu khá khả quan. Với An Khang, MWG tạm thời dung mở rộng để tối ưu hóa và đánh giá lại mô hình hoạt động.

Đẩy mạnh doanh thu mảng điện tử - điện máy thông qua gia tăng thị phần & làm việc với các nhà cung cấp tăng lợi thế về độc quyền, trong khi tập trung tối ưu hóa doanh thu trên một cửa hàng thuộc Chuỗi Bách Hóa Xanh. 

(Ảnh: Thu Thảo).  

PC1

Hoạt động xây lắp điện dự kiến sẽ sối động trở lại nhờ Quy hoạch điện 8 sớm được phê duyệt, có giá điện mới cho các dự án năng lượng tái tạo.

Lĩnh vực bất động sản quay trờ lại với đóng góp từ dự án thấp tầng là Định Công và Yên Thường với lợi nhuận trước thuế ước 300 tỷ đồng. Nhà máy khai thác và chế biến quặng Nickel đi vào hoạt động thương mại từ đầu năm 2023.

QTP

Nhà máy hoạt động ổn định và được huy động sản lượng điện cao từ 7.300 - 7.500 triệu Kwh. Chi phí khấu hao và tài chính được kiểm soát tốt làm gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nhu cầu điện hệ thống tiếp tục tăng trưởng 8 - 9% trong khi hinh thái thời tiết chuyển sang trạng thái EL Nino thuận lợi cho nhiệt điện. 

PVS

Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua với nhiều điểm mới hấp dẫn nhà đầu tư sẽ thúc đẩy lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong nước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Giá dầu được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao từ 85 - 95 USD/thùng (dầu Brent). Chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh các dự án đầu tư lớn trong & ngoài ngành dầu khí, gồm dự án Lô BÔ Môn, Nam Du – U Minh, Cá Voi Xanh, Báo Vàng, …  

PVT

Chiến lược đầu tư tăng quy mô và trẻ hóa đội tàu với kế hoạch đầu tư thêm 14 tàu tải trọng 300 - 400 nghìn DWT với giá trị đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.

Phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng. Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn/năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn/năm vào 2030. Đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển dài hạn. 

 (Nguồn: MBS).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm