Dinh dưỡng

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn hai thế nào

Tóm tắt:
  • Ung thư đại tràng giai đoạn hai chưa lan hạch hay bộ phận xa, gồm 2A, 2B, 2C tùy mức độ xâm lấn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng và hạch bạch huyết là phương pháp điều trị chính, có thể mổ mở hoặc nội soi.
  • Hóa trị bổ trợ được dùng khi ung thư có nguy cơ tái phát hoặc tế bào ác tính còn sót lại sau mổ.
  • Hóa trị gây tác dụng phụ như rụng tóc, chán ăn, nôn ói, được truyền theo chu kỳ để cơ thể hồi phục.
  • Ung thư đại tràng thường không triệu chứng giai đoạn đầu, nên khám định kỳ và khám khi có dấu hiệu bất thường.

Trả lời:

Ung thư đại tràng giai đoạn hai thuộc giai đoạn đầu của bệnh. Các tế bào ung thư đã lan vào dưới lớp cơ của đại tràng, chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận xa trong cơ thể.

Ung thư đại tràng giai đoạn hai được chia thành ba giai đoạn nhỏ gồm 2A, 2B và 2C. Giai đoạn 2A, tế bào ác tính phát triển vào các lớp ngoài cùng của đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn 2B, tế bào ung thư xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn 2C, tế bào ác tính xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng, lan vào các mô hoặc cơ quan lân cận.

Người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn hai thường được điều trị bằng phương pháp chính là phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng chứa ung thư cùng với các hạch bạch huyết lân cận. Bác sĩ có thể phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi hoặc kết hợp cả hai. Với mổ mở, bác sĩ tạo vết mổ dài trên thành bụng, sau đó cắt đoạn đại tràng, nạo vét hạch vùng. Còn với phẫu thuật nội soi, bác sĩ rạch đường nhỏ ở bụng, đưa một ống mỏng, dẻo có gắn đèn và camera vào ổ bụng để cắt khối ung thư, hạch vùng.

Trường hợp ung thư có nguy cơ tái phát cao như loại tế bào kém biệt hóa, ung thư xâm nhập mạch máu hoặc hạch bạch huyết gần đó, diện cắt còn tế bào u, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Thuốc hóa trị tác động lên cả tế bào ác tính và lành tính nên thường gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, chán ăn, lở loét miệng, nôn ói... Người bệnh được truyền thuốc hóa trị theo chu kỳ, có khoảng nghỉ để cơ thể phục hồi giữa các đợt.

Bác sĩ khoa Ung Bướu tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ khoa Ung Bướu tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bạn nên tái khám với bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tùy vào giai đoạn, thể trạng, bệnh nền, bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Ung thư đại tràng thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể đi đại tiện ra máu, táo bón, phân nhỏ dẹt, són phân, cảm giác chưa sạch, giảm cân không rõ nguyên nhân... Mỗi người nên khám sức khỏe thường xuyên và tầm soát ung thư định kỳ. Khi có các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Khoa Ung Bướu
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Béo phì có thúc đẩy u gan phát triển?

Tôi tăng cân nhiều sau ba năm mãn kinh, gần đây men gan cao, gan nhiễm mỡ và u nang gan 1 cm. Có phải béo phì làm tăng nguy cơ phát triển u nang gan? (Hồng Ánh, Phú Thọ)

Phình mạch máu não có tái phát không?

Ba tôi từng điều trị phình mạch máu não bằng can thiệp nội mạch. Gần đây, ông đau đầu, tay trái yếu nhẹ, có phải bệnh tái phát, nên làm gì? (Văn Thuận, Long An)

Mua gói bảo hiểm nhân thọ hơn 500 triệu đồng, người đàn ông được thông báo: "Sau 25 năm, số tiền anh nhận về có thể chỉ vài nghìn đồng"

"Tôi từng nghĩ, bảo hiểm nhân thọ là một khoản đầu tư dài hạn – đóng vài trăm triệu, sau này sẽ nhận lại một khoản lớn. Nhưng nhiều năm sau, tư vấn viên thông báo, nếu rút, số tiền tôi nhận về có thể chỉ còn lại... vài chục triệu sau 7 năm, thậm chí vài nghìn đồng sau 25 năm."