Công nghệ

Nhặt được drone bị rơi đêm 30/4 không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?

Tóm tắt:
  • Đêm 30/4, sự cố kỹ thuật khiến nhiều drone trình diễn rơi tại TPHCM, chương trình phải kết thúc sớm.
  • Ban tổ chức đang thu hồi drone rơi, kêu gọi người dân trả lại để tránh hậu quả pháp lý.
  • Một số người dân giao nộp drone, nhưng có kẻ lợi dụng rao bán thiết bị trên mạng xã hội.
  • Drone trình diễn không có giá trị thương mại khi tách rời, không điều khiển riêng biệt được.
  • Không trả lại drone có thể bị phạt tiền hoặc án hình sự tùy giá trị tài sản theo pháp luật Việt Nam.

Tối 30/4, sau màn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), người dân TPHCM bất ngờ được thưởng thức một màn trình diễn drone đặc sắc.

Những nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễnKhác với bay đơn lẻ, các màn trình diễn drone (máy bay không người lái) với số lượng lớn luôn gặp rủi ro sự cố như bay lệch hướng, va chạm hoặc rơi rụng khiến chương trình phải tạm dừng giữa chừng.

Tuy nhiên, chương trình buộc phải kết thúc sớm chỉ sau vài phút do sự cố kỹ thuật khiến nhiều thiết bị bay mất kiểm soát và rơi xuống đất.

Ban tổ chức hiện đang tích cực thu hồi các drone bị rơi, song vẫn chưa công bố số lượng cụ thể.

Trên mạng xã hội, nhiều bài viết kêu gọi người dân hỗ trợ tìm kiếm và đề nghị ai nhặt được thiết bị hãy liên hệ trả lại để tránh hậu quả pháp lý.

493910647_1079559194220254_6868870641240165461_n.jpg
Một chiếc drone bị rơi được người dân nhặt được trả lại BTC. Ảnh: Yolo24h

Một số người dân đã chủ động giao nộp lại drone nhặt được, thể hiện ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác. Tuy nhiên, bên cạnh những hành động đẹp đó, không ít trường hợp lại lợi dụng sự cố để trục lợi cá nhân, thậm chí công khai rao bán drone trên các hội nhóm mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận.

Công ty nào đứng sau màn trình diễn 10.500 drone tại TPHCM?Công ty nào đứng sau màn trình diễn 10.500 drone tại TPHCM?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị bay không người lái, loại drone sử dụng trong trình diễn ánh sáng không có giá trị thương mại khi tách rời khỏi đội hình bay. Chúng không tích hợp camera, không thể điều khiển riêng lẻ và các bộ phận như pin hay bộ điều khiển cũng không tương thích với các dòng Flycam hoặc FPV thông dụng trên thị trường.

Về mặt pháp lý, hành vi cố ý không trả lại tài sản nhặt được có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giá trị tài sản đủ lớn.

Cụ thể, theo điểm đ, khoản 2, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

494180511_1215334423544072_1047328178857273819_n.jpg
Một số cá nhân công khai rao bán các drone bị rơi trong sự kiện biểu diễn tối ngày 30/4 trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Ngoài ra, theo Điều 176 Bộ luật Hình sự, nếu người nhặt được tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mà cố tình không trả lại, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức hình phạt gồm: phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp giá trị tài sản từ 200 triệu đồng trở lên, mức án có thể tăng lên từ 1 đến 5 năm tù.

Theo trang chuyên về thiết bị bay DroneGirl, giá một chiếc drone biểu diễn ánh sáng dao động từ 200 – 300 USD (tương đương 5 – 8 triệu đồng), thậm chí có loại lên tới 500 – 600 USD (khoảng 13 – 15 triệu đồng).

Như vậy, nếu cố tình chiếm giữ drone có giá trị dưới 10 triệu đồng, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Nhưng nếu giá trị vượt quá 10 triệu đồng, hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Các tin khác

Jensen Huang được tăng lương sau 10 năm

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau một thập kỷ dẫn dắt hãng bán dẫn. Mức lương hiện tại của ông gần 50 triệu USD.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.