Bất động sản

Đề xuất áp giá trần đối với nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Trong báo cáo thẩm định dự thảo nghị quyết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung quy định về giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân. Bộ này cũng cho rằng cần có quy định về hậu kiểm để tránh lạm dụng chính sách về nhà ở xã hội.

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Mức giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Đề xuất áp giá trần đối với nhà ở xã hội - 1

Một khu nhà ở tại Hà Nội (Ảnh: Trần Kháng).

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng cho biết, theo Luật Nhà ở 2023, giá thuê nhà ở xã hội gồm kinh phí bảo trì, do chủ đầu tư thỏa thuận với người thuê dựa trên khung giá cho UBND cấp tỉnh quy định. 

Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị chưa bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo nghị quyết. Còn quy định về hậu kiểm dự án nhà ở xã hội được Bộ này tiếp thu và bổ sung vào dự thảo.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đề nghị cơ quan Nhà nước xét duyệt thông tin, hồ sơ của người mua nhà ở xã hội thay vì doanh nghiệp, để đảm bảo minh bạch. Bộ này cho rằng, cần có chế tài với chủ đầu tư không đáp ứng tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội, như cơ chế bắt buộc phải chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác tiếp tục thực hiện để tránh lãng phí thời gian, đảm bảo cơ hội tiếp cận nhà ở cho người dân.

Bộ Xây dựng cho biết cơ quan này đang xây dựng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó tích hợp dữ liệu về người đã được mua nhà ở xã hội để theo dõi, quản lý. Còn quy định doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, không trục lợi chính sách, tham nhũng... đã được bổ sung trong dự thảo nghị quyết.

Theo Quyết định số 444, Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương hoàn thành 100.275 căn nhà ở xã hội trong năm nay. Trong đó, Hà Nội được giao hoàn thành 4.670 căn, TPHCM được giao 2.874 căn, TP Hải Phòng được giao 10.158 căn, TP Đà Nẵng được giao 1.500 căn…

Thủ tướng giao chỉ tiêu số căn hộ các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025-2030 là 995.445 căn hộ. Với từng địa phương, từ nay đến năm 2030, Hà Nội phải hoàn thành 56.200 căn hộ; TPHCM phải hoàn thành 69.700 căn hộ; TP Hải Phòng phải hoàn thành 33.500 căn hộ; TP Đà Nẵng phải hoàn thành 12.800 căn hộ...

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Giá vàng miếng leo lên 122 triệu đồng/lượng

Mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 2,2 triệu đồng sau một tuần. Giá vàng quốc tế hiện giảm sâu về mức 3.280 USD/ounce, thấp hơn giá trong nước gần 19 triệu đồng/lượng.

Warren Buffett: Tỷ phú giản dị và di sản đầu tư vĩ đại

Dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, Warren Buffett lại nổi tiếng không phải vì cuộc sống xa hoa mà bởi lối sống giản dị, chiến lược đầu tư bền vững và cam kết trao tặng phần lớn tài sản cho xã hội. Ở tuổi 94, ông chuẩn bị khép lại một kỷ nguyên tại tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông đã dày công gây dựng.

Ngày 12/5, Quốc hội thảo luận việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 12/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường và thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật quan trọng; cho ý kiến về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và và ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI.

Tiêm nọc rắn để điều trị rắn cắn: Mạo hiểm hay đột phá khoa học?

Năm 2017, nhà miễn dịch học Jacob Glanville đã đọc thông tin trên báo chí về một người đàn ông đã tự tiêm nọc độc gấp trăm lần của một số loài rắn độc nhất thế giới, bao gồm rắn hổ mang, rắn mamba và rắn đuôi chuông — và để bị cắn. Điều này đã thôi thúc ông gặp người này và nghiên cứu về phương pháp trị rắn cắn kỳ lạ này.