Xã hội

Cựu tổng cục trưởng nhận "quà sinh nhật" 500 triệu từ "ông trùm" đất hiếm

Sáng nay 12.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (gọi tắt là Công ty Thái Dương), do có hàng loạt sai phạm liên quan đến mỏ đất hiếm ở xã Yên Phú, H.Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ông Huấn bị truy tố 3 tội danh, gồm vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; gây ô nhiễm môi trường.

Vụ án còn có hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trong đó, có ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN-MT, và ông Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

Cựu tổng cục trưởng nhận 'quà sinh nhật' 500 triệu từ 'ông trùm' đất hiếm- Ảnh 1.

Các bị cáo Đoàn Văn Huấn (trái) và Nguyễn Văn Thuấn

ẢNH: BỘ CÔNG AN

Cáo trạng cho thấy, Bộ TN-MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, bao gồm việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản. Trong khi đó, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là đơn vị tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo bộ quyết định cấp phép khai thác khoáng sản.

Tháng 5.2011, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú của Công ty Thái Dương. Hồ sơ chỉ có giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp (đã hết hạn nhưng chưa được gia hạn hoặc cấp mới), không có giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy thủy luyện, nhà máy chiết tách.

Chưa kể, theo quy định thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phải đảm bảo 30% tổng số vốn đầu tư của dự án. Nhưng thực tế, Công ty Thái Dương chỉ có 200 tỉ đồng, trong khi tổng mức đầu tư dự án là 1.953 tỉ đồng, tức chỉ đạt hơn 10%.

Dù hồ sơ của doanh nghiệp "thiếu thốn đủ bề", nhưng khi thẩm định, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và một số cán bộ thuộc đơn vị này vẫn nhận xét là "đủ điều kiện".

Ông Nguyễn Linh Ngọc, với tư cách Thứ trưởng Bộ TN-MT, sau đó đã ký cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty Thái Dương.

Sau khi được cấp giấy phép, nhân dịp sinh nhật ông Thuấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn đến gặp, cảm ơn 500 triệu đồng. Cựu tổng cục trưởng khai đã sử dụng số tiền này vào các công việc cá nhân.

Vẫn theo cáo trạng, mặc dù được cấp giấy phép nhưng do năng lực tài chính không đảm bảo, Công ty Thái Dương không thể xây dựng nhà máy thủy luyện và chiết tách để chế biến sâu đất hiếm như đã được thẩm định, phê duyệt.

Bị cáo Huấn do đó chỉ đạo nhân viên tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hàng ngàn tấn quặng đất hiếm và quặng sắt, gây thất thoát hơn 736 tỉ đồng.

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Warren Buffett: Tỷ phú giản dị và di sản đầu tư vĩ đại

Dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, Warren Buffett lại nổi tiếng không phải vì cuộc sống xa hoa mà bởi lối sống giản dị, chiến lược đầu tư bền vững và cam kết trao tặng phần lớn tài sản cho xã hội. Ở tuổi 94, ông chuẩn bị khép lại một kỷ nguyên tại tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông đã dày công gây dựng.

Ngày 12/5, Quốc hội thảo luận việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 12/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường và thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật quan trọng; cho ý kiến về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và và ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI.

Tiêm nọc rắn để điều trị rắn cắn: Mạo hiểm hay đột phá khoa học?

Năm 2017, nhà miễn dịch học Jacob Glanville đã đọc thông tin trên báo chí về một người đàn ông đã tự tiêm nọc độc gấp trăm lần của một số loài rắn độc nhất thế giới, bao gồm rắn hổ mang, rắn mamba và rắn đuôi chuông — và để bị cắn. Điều này đã thôi thúc ông gặp người này và nghiên cứu về phương pháp trị rắn cắn kỳ lạ này.