Thời sự

ĐBQH: Dự một đám cưới ở quê, tôi thấy việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn có khi lại đúng

TIN MỚI

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương, 89 điều, số chương giữ nguyên và tăng 8 điều do bổ sung 5 điều mới, gộp 4 điều thành 2 điều, tách nội dung của một số điều thành 5 điều khác.

ĐBQH: Dự một đám cưới ở quê, tôi thấy việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn có khi lại đúng- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo. Ảnh: Phạm Thắng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung của 79 điều, giữ nguyên nội dung 2 điều (Điều 33 và Điều 54). Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận cao giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ...

Về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (GTĐB) mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn: Đa số ĐBQH nhất trí với dự thảo luật; một số ĐBQH đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Về nội dung này, UBTVQH đã phân tích cụ thể, rõ ràng ưu điểm, hạn chế của mỗi phương án để báo cáo Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí và có góp ý cụ thể đối với Phương án quy định cấm "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

UBTVQH nhất trí với dự thảo luật và hầu hết các ý kiến trên nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này tại khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Đề nghị bổ sung những cơ sở thuyết phục về nồng độ cồn

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho biết tại kỳ họp thứ 6 trong phiên thảo luận tổ, ông đã đề nghị không nên quy định cứng nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe vì cho rằng chúng ta nên quy định cùng xu hướng với đa số các nước trên thế giới.

ĐBQH: Dự một đám cưới ở quê, tôi thấy việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn có khi lại đúng- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) phát biểu tại hội trường Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, việc lực lượng cảnh sát giao thông theo dõi mức vượt 0 hay vượt 0,25 mg/1l khí thở tương đương với vừa uống một chai bia 330 ml cũng không khác gì nhau. Thậm chí có thể áp dụng trắc nghiệm bằng công nghệ số để xác định độ tỉnh táo của người tham gia giao thông có nồng độ cồn trước khi xử phạt.

"Mới đây, khi tham dự một đám cưới ở quê nhà, tôi thấy việc cấm tuyệt đối có khi lại đúng. Một bộ phận người dân vẫn nể nang nhau hơn là coi trọng pháp luật" - đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho hay trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, có cử tri nêu ý kiến đề nghị tiếp tục giữ mức quy định nồng độ cồn bằng 0 như hiện nay để bảo đảm an toàn giao thông. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy là quá chặt. "Có lẽ trong số các đại biểu Quốc hội ngồi đây vẫn còn 2 loại ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy vậy, thành thực mà nói, cả hai loại ý kiến trên đều có vẻ định tính, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định quan điểm nào là đúng" - đại biểu Nguyễn Quang Huân nêu.

Vị đại biểu Quốc hội cho biết ông không cố bảo vệ quan điểm nồng độ cồn bằng 0 hay có ngưỡng vì có thể đúng ở đối tượng này mà chưa chắc đúng ở đối tượng kia. Hoặc có thể bây giờ đúng nhưng 10 năm sau chưa chắc đã đúng. Đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm những cơ sở thuyết phục để Quốc hội quyết định sao cho luật thông qua thấu tình, đạt lý, đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân. Như thế luật sẽ có tuổi thọ cao.

Cơ sở thuyết phục đó là các số liệu thống kê xã hội học, như có bao nhiêu phần trăm các vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra. Trong số vụ tai nạn đó bao nhiêu phần trăm do vượt ngưỡng, chủ yếu ở lứa tuổi nào? Đặc điểm chung của nhóm đối tượng vi phạm... 

Nghĩa là khi đó không nên quy định nồng độ cồn bằng 0. Ngược lại, nếu số liệu cho thấy tai nạn do rượu bia gây ra chiếm tỉ lệ lớn, phân bố ở mọi đối tượng độ tuổi, thành phần, độ tuổi, không kể vượt ngưỡng hay dưới ngưỡng thì phải đưa quy định nồng độ cồn bằng 0 vào luật…

Cùng chuyên mục

Đọc thêm