Tài chính

Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”!

Mới đây, nhiều nhà đầu tư tố S.Tix Coffee lừa đảo khi họ đã rót gần 200 tỷ đồng nhưng nay CEO không liên lạc được, trụ sở công ty đã trả mặt bằng.

Ông Hoàng Tùng – CEO PizzaHome và Cloud Kitchen, một người dày dạn kinh nghiệm trong ngành F&B, từng có thời gian kinh doanh mô hình xe đẩy cà phê – đã chia sẻ với chúng tôi phân tích về tính khả thi của mô hình kinh doanh S.Tix Coffee.




Về hình thức huy động vốn, S.Tix Coffee huy động theo 2 dạng:

- Hợp đồng mở quán cà phê: Vốn đầu tư sẽ được hoàn trả sau một năm. Lợi nhuận của quán được chuyển về hàng tháng dựa theo phần trăm vốn góp (với mức đầu tư thông thường là 60 triệu đồng/1% cổ phần).

- Hợp đồng xe đẩy cà phê: Combo chừng 190 triệu đồng/5 xe đẩy (mức góp vốn có xê dịch tùy thời điểm). Lãi suất cam kết 26% - 30%, nhận vốn + lãi tối thiểu 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, nhà đầu tư thường rót tiền vào xe đẩy cà phê vì hàng tháng nhận được cả vốn lẫn lời, cùng với cam kết lợi nhuận cao.


Chi 190 triệu đồng/5 xe đẩy, bán 1 ly cà phê giá từ 14.000 – 16.000 đồng, một ngày bán bao nhiêu ly mới hòa vốn?


Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”! - Ảnh 2.

Với mô hình cà phê xe đẩy, 1 ly phin đen đá của S.Tix Coffee có giá 14.000 đồng, 1 ly phin sữa đá giá 16.000 đồng.

Với kinh nghiệm từng tự thân đẩy xe cà phê đi bán, ông Tùng tính toán chi phí như sau:

- Nhân sự:

+ 2 nhân sự làm luân phiên theo ca thẳng 8h.

20.000 đồng/h x 8 x 2 = 320.000 đồng/ngày

+ 1 nhân sự nữa làm ca gãy, cũng sẽ là 8h/ngày nhưng tập trung vào các giờ cao điểm buổi sáng và chiều (tạm coi như quản lý xe) mức lương cao hơn.

25.000 đồng/h x 8 = 200.000 đồng/ngày

- Chi phí thuê + chi phí mềm khác, khoảng 3 triệu đồng/điểm => 100.000 đồng/ngày

- Tiền điện/nước tạm tính: 1,5 triệu đồng/tháng => 50.000 đồng/ngày

=> Với mức tính như trên thì mức chi hàng ngày khoảng 670.000 đồng

Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”! - Ảnh 3.

Tôi không rõ nguyên liệu và loại hạt cà phê cũng như các loại đồ uống khác và tỷ trọng khách hàng gọi của S.Tix Coffee, nhưng lấy mức cost nguyên liệu trung bình là 25% của ngành đồ uống thì với giá bán 14.000 – 16.000 đồng/ly trừ đi khấu hao và chi phí bao bì => Tạm tính mỗi ly sẽ lãi được 10.000 đồng.

Như vậy, 1 ngày cần bán 67 ly để đạt mức 670.000 đồng, tức mức điểm hòa tạm tính (không bù lỗ) của 1 điểm xe bán là 67 ly/ngày.


Thu vốn + lời 20 triệu đồng/tháng, lãi suất 26% - 30% chỉ với xe đẩy cà phê có khả thi?


Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”! - Ảnh 4.

Những tính toán trên mới chỉ trên cơ sở đạt điểm cân bằng thu chi, còn để đạt mức 20 triệu đồng/tháng thì sẽ là câu chuyện rất khác. Hơn nữa, khi quản lý 5 điểm sẽ phải phát sinh thêm chi phí của 1 quản lý của cả 5 điểm. Đó là còn chưa tính các chi phí về marketing…

Năm 2016, tôi có tham gia mô hình chuỗi cà phê xe đẩy, trước đó cũng đã mở các mô hình quán cà phê 1 giá và cà phê dành cho teen. Khi mô hình S.Tix Coffee ra mắt và quảng cáo rất mạnh các gói góp vốn và cam kết trả lợi nhuận ở mức rất cao thì tôi đã cho rằng đây là mô hình Ponzi đội lốt F&B.

Mức lợi nhuận cam kết 26% - 30% là quá cao so với trung bình ngành F&B. Với cam kết không tưởng kiểu vậy thì đến một thời điểm, công việc kinh doanh chính không thể nào đủ để trả lợi nhuận cho người góp vốn, lúc đó mô hình này sẽ vỡ.


Kinh doanh cà phê xe đẩy thực tế lợi suất đầu tư bao nhiêu?


Theo tôi, các mô hình về Nhượng quyền trong mảng F&B trong vài năm qua đã bị lợi dụng rất nhiều. Rất nhiều đơn vị nhượng quyền bắt chấp để thu tiền nhượng quyền mà không tập trung vào công việc kinh doanh sản phẩm chính của mình.

Mặt khác, rất nhiều người mua nhượng quyền cũng bị ngợp, cho rằng đây là ngành rất ngon ăn, dễ kiếm tiền và lao vào đầu tư với tâm lý "vài tháng là hoàn vốn". Rất nhiều quảng cáo nhượng quyền F&B hứa hẹn kiểu vậy và đập vào mắt tôi rất nhiều. Tôi chắc chắn rằng những người chưa bao giờ kinh doanh F&B khi đọc các quảng cáo như vậy cũng sẽ bị ảo tưởng.

Thực tế thì cũng có những case hoàn vốn rất nhanh nhưng đa phần không đạt được tỷ suất như vậy, và cam kết tỷ suất lợi nhuận như vậy là không thực tế. Người mua nhượng quyền nên nhận thức F&B là một ngành khó, tỷ lệ thành công thấp và không hề ngon ăn. Mức lợi nhuận trung bình ngành F&B trên thế giới hiện khoảng 10-15%/năm.

Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”! - Ảnh 5.

Với những thị trường tăng trưởng như Việt Nam thì chúng ta có thể kỳ vọng cao hơn ở mức 20-30% nhưng kể cả như vậy cũng không có nghĩa là auto sẽ có được mức lợi nhuận này. Và theo tôi thì khi gọi đầu tư nên nói rõ các rủi ro khi bước vào kinh doanh trong ngành F&B và việc cam kết lợi nhuận là điều không nên. Vì nếu nói là chắc chắn cam kết thì nên đi gửi ngân hàng, còn kinh doanh đặc biệt là kinh doanh F&B sẽ có thể có lợi nhuận tốt hơn nhưng luôn đi kèm tỷ lệ rủi ro cao hơn rất nhiều.


3 điểm cần lưu ý nếu muốn kinh doanh xe đẩy cà phê


Chuyên gia F&B tính toán từ mô hình S.Tix Coffee: Giá 14.000đ/ly thì phải bán 67 ly/ngày mới hòa vốn, sao thu lời 20 triệu đồng/tháng? Kinh doanh cà phê mà lợi nhuận cao thì chỉ có “Ponzi đội lốt”! - Ảnh 6.

Thời điểm khi còn tham gia mô hình cà phê xe đẩy, chúng tôi nghĩ rằng đây là một mô hình tinh gọn, có sức bung lớn và nếu làm tốt thì hoàn toàn có thể biến nó thành một chuỗi với nhiều điểm bán và trở thành một hệ thống bán lẻ mạnh trên thị trường.

Tuy nhiên, khi triển khai, các vấn đề phát sinh rất nhiều, đặc biệt là chi phí từ việc:

1- Phát sinh các chi phí khi thuê mặt bằng (kể cả vỉa hè nhưng địa điểm đẹp thì khoản tiền phải chi cũng rất nhiều);

2- Tính ổn định của mô hình (lòng đường vỉa hè thực ra vẫn là một vùng xám), khó có thể ổn định lâu dài; và

3- Nhân sự phải làm việc trong điều kiện thời tiết nắng gió khiến nhân sự ‘gãy’ rất nhiều.

Vậy nên bài toán vận hành trên giấy và bài toán vận hành khi thực tế bung mô hình ra thị trường sẽ luôn có một khoảng cách nhất định. Mà đôi khi tính hết các phát sinh rủi ro và các chi phí ẩn thì sẽ thấy kinh doanh F&B là một ngành rất khó chứ không hề dễ ăn như tâm lý nhiều người vẫn đang nghĩ.

Riêng với những mô hình cam kết lợi nhuận hay hoàn vốn trong vài tháng bằng tiền mặt ở mảng F&B thì khẳng định mức rủi ro rất cao đối với người mua nhượng quyền là rất lớn. Đây là mô hình dễ biến tướng thành lừa đảo.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm