Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam cải thiện tiêu chí trên lộ trình nâng hạng MSCI

Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một số tiến triển. Tổ chức xếp hạng cho biết Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật mà không cần phê duyệt trước của cơ quan quản lý.

Trong khi đó, Bulgaria được điều chỉnh từ thị trường độc lập (Standalone Market) sang thị trường cận biên (Frontier Market). Điều này cũng do tại đợt đánh giá vào 8/2023, MSCI đã thực hiện các thay đổi đối với phương pháp xây dựng và duy trì các chỉ số thị trường cận biên. Việc có thêm một quốc gia mới gia nhập rổ có thể làm giảm tỷ trọng của các quốc gia khác.

MSCI tiếp tục giám sát các biện pháp cải thiện khả năng tiếp cận của thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho các nhà đầu tư quốc tế, song cũng lưu ý lệnh bán không gần đây đưa ra các hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường.

Kết quả công bố ghi nhận sự cải thiện gần đây về tính thanh khoản của thị trường ngoại hối Ai Cập, đồng thời cảnh báo về những tác động tiềm ẩn của tình trạng suy thoái tái diễn.

MSCI cũng tiếp tục theo dõi khả năng tiếp cận thị trường của thị trường chứng khoán Bangladesh.

Bên cạnh kết quả phân loại thị trường, MSCI lưu ý tới sự rút ngắn của chu kỳ thanh toán ở nhiều quốc gia. Hồi tháng 5/2024, Mỹ, Canada, Mexico, Argentina và Jamaica đã chuyển từ cơ chế T+2 sang T+1, trong khi một số thị trường khác như EU, Anh, Thuỵ Sĩ và Australia cũng đang cân nhắc điều chỉnh về chu kỳ T+1.

Trước diễn biến này, MSCI đã tham khảo ý kiến nhiều bên tham gia thị trường về tác động tiềm ẩn của việc rút ngắn chu kỳ tới quá trình đầu tư của họ. Quá trình này được thực hiện từ ngày 21/12/2023 đến ngày 15/3/2024.

Theo phản hồi MSCI nhận được, những bên tham gia cho rằng chu kỳ thanh toán ngắn hơn không được gây thêm thách thức và rủi ro trong hoạt động, chẳng hạn như các yêu cầu pre-funding. Đồng thời, MSCI cũng nhấn mạnh rằng việc các thị trường toàn cầu bị lệch chu trình thanh toán cổ phiếu là điều không mong muốn và tổ chức xếp hạng sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến này.

 

Theo báo cáo khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu trước đó, MSCI đánh giá tiêu chí khả năng chuyển nhượng (transferability) của Việt Nam đã được thay đổi từ cần cải thiện "-" sang không có vấn đề lớn "+". Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ sự gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật có thể được thực hiện mà không cần có sự phê duyệt trước của cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường có kế hoạch giải quyết một số vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu về pre-funding và việc thiếu công bố thông tin thị trường bằng tiếng Anh. MSCI sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ của những cải cách này.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn 8 tiêu chí cần cải thiện bao gồm: giới hạn sở hữu nước ngoài, "room" khối ngoại, quyền bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài, mức độ tự do của thị trường ngoại hối, đăng ký nhà đầu tư và thiết lập tài khoản, quy định thị trường, luồng thông tin và thanh toán bù trừ. Kết quả MSCI chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng thị trường mới nổi không quá bất ngờ.

Tại phân tích trước đó, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo đến tháng 6/2025 thì Việt Nam có khả năng được vào danh sách theo dõi của MSCI. Nếu được nâng hạng, ước tính thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hút vốn ngoại 1,2 tỷ USD đến 2 tỷ USD.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm