Chứng khoán

Chứng khoán lại mất mốc 1.300 điểm

Trước phiên giao dịch hôm nay, phần đông công ty chứng khoán nghiêng về kịch bản thị trường giảm điểm, nhưng biên độ không lớn. Theo một số nhóm phân tích, áp lực chốt lời ngắn hạn là điều cần thiết để thị trường hạ nhiệt khi những cổ phiếu giúp VN-Index tăng mạnh thời gian qua như VRE, VHM, TCB, LPB bước vào ngưỡng cản.

Thực tế hôm nay, chỉ số đại diện cho sàn TP HCM giảm mạnh khi mới mở cửa và có thời điểm mất 10 điểm bởi áp lực xả hàng trên diện rộng. Tuy nhiên, dòng tiền đứng ngoài vẫn sẵn sàng nhập cuộc mỗi khi điều chỉnh mạnh. Điều này giúp chỉ số lấy lại sắc xanh từ giữa phiên, sau đó chuyển sang trạng thái giằng co mạnh. Cuối phiên, chỉ số đóng cửa tại 1.296 điểm, mất 5 điểm so với tham chiếu.

1.300 điểm vẫn là ngưỡng cản lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Một năm qua, thị trường có 3 lần vượt mức này nhưng đều quay đầu giảm không lâu sau đó. Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam kỳ vọng sau đợt điều chỉnh này, VN-Index sẽ bắt nhịp tăng lại để hướng đến vùng đỉnh 1.340 điểm.

Trong phiên đầu tuần, số lượng cổ phiếu giảm gấp đôi cổ phiếu tăng, lần lượt là 216 và 110 mã. Rổ vốn hóa lớn phân hóa mạnh hơn khi có đến 22 mã đóng cửa dưới tham chiếu, trong khi cổ phiếu tăng chỉ 7 mã.

Phân theo ngành, nhóm ngân hàng đối mặt áp lực chốt lời mạnh nhất. Toàn bộ cổ phiếu nhóm này có thời điểm giao dịch dưới tham chiếu. LPB điều chỉnh mạnh nhất khi mất 3,8%, còn những mã trụ khác như STB, VIB, TPB, BID giảm 1-2%. Chỉ ít cổ phiếu đầu ngành như VPB, CTG, HDB, TCB đảo chiều từ giảm thành tăng trong những phút cuối, nhưng biên độ đều không quá 1%.

Nhóm dầu khí diễn biến tương tự khi toàn bộ cổ phiếu giảm điểm, trừ POW giữ tham chiếu. Hai mã trụ là GAS và PLX cùng giảm 1,8%, lần lượt còn 60.700 đồng và 35.100 đồng. Áp lực xả hàng xuất hiện rõ trong nhóm thép khi HPG mất 0,6%, còn HSG và NKG lần lượt giảm 1,2% và 1,9%.

Cổ phiếu bất động sản hôm nay có sự phân hóa mạnh. VIC tăng trần lên 85.600 đồng, đóng cửa không có bên bán. VHM và VRE lần lượt tăng 1,4% và 1%, cùng nằm trong danh sách những mã tác động tích cực nhất đến chỉ số chung. Ở chiều ngược lại, VPL đứng đầu biên độ giảm trong nhóm này khi mất 2,8%, còn DXG, CEO, NVL, HQC giảm 0,6-1,8%.

Lực bán mạnh khiến thanh khoản tăng 1.600 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước, lên gần 22.400 tỷ đồng. VPB dẫn đầu giá trị khớp lệnh với gần 1.200 tỷ đồng, sau đó đến FPT gần 1.180 tỷ đồng. Hai mã này bỏ xa những cổ phiếu xếp sau như SHB, VIC, MBB, TCB, STB khi thanh khoản chỉ dao động 600-800 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng 562 tỷ đồng. Điểm tích cực là giá trị giải ngân của khối ngoại tăng trở lại, từ 2.150 tỷ đồng lên gần 2.600 tỷ đồng. VIC là tâm điểm mua vào của khối ngoại khi giá trị hút ròng đạt 170 tỷ đồng, sau đó đến MBB 148 tỷ đồng và CTG 84 tỷ đồng. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán mạnh cổ phiếu GEX và MSN.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (20/5), giá vàng miếng tăng mạnh trở lại, lên hơn 119 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn thấp hơn giá vàng miếng từ 2-4,5 triệu đồng/lượng tuỳ từng thương hiệu.

Bị chẩn đoán nhầm suốt 9 năm, cô gái suýt mất đôi tay vì bệnh ung thư hiếm gặp

Cô gái 23 tuổi đã trải qua 10 năm chịu những cơn đau với 2 lần mổ không triệt để vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán mắc sarcoma bao hoạt dịch. Đây là một loại ung thư mô liên kết hiếm gặp và rất nguy hiểm, dễ tái phát và không đáp ứng với hóa xạ trị. Với phương pháp vi phẫu do các bác sĩ thực hiện, bệnh nhân đã giữ lại được đôi tay.

Rà soát kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường triển khai ngay các hoạt động giám sát, kiểm tra tại địa bàn quản lý; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, trong đó tập trung vào các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, xăng dầu, đường, thuốc lá, phân bón...

Nhật Bản khủng hoảng giá gạo, Việt Nam đón cơ hội vàng?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng kỷ lục do khủng hoảng nguồn cung buộc nước này đẩy mạnh nhập khẩu. Đây là cơ hội vàng để gạo Việt Nam - với chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh - mở rộng thị phần tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.

Lương hưu ra sao từ ngày 1/7?

Từ 1/7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới có hiệu lực quy định thời điểm hưởng lương hưu được xác định là ngày đầu tiên của tháng tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng.