Doanh nhân

Doanh nhân vừa đối thoại với Thủ tướng tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 68 là ai?

Ngày 18-5, tại Hội trường Diên Hồng của toà Nhà Quốc hội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. 

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đối thoại trực tiếp, giải đáp kiến nghị với cộng đồng doanh nghiệp dù hoạt động này không nằm trong chương trình chính thức của hội nghị. Điều này thể hiện tinh thần cởi mở và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ đối với khu vực kinh tế tư nhân – đúng như tinh thần của Nghị quyết 68.

Là doanh nhân đầu tiên được Thủ tướng khuyến khích phát biểu, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco, đã có những chia sẻ thẳng thắn, đầy tâm huyết về vai trò và kỳ vọng của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco, phát biểu tại hội nghị ngày 18-5

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco, phát biểu tại hội nghị ngày 18-5

Doanh nhân Vũ Văn Tiền cho rằng Nghị quyết 68 đã phản ánh đúng và đầy đủ những vướng mắc, trở ngại mà doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt trong nhiều năm qua. 

Theo ông, việc ban hành nghị quyết này giống như "nắng hạn gặp cơn mưa rào". Bản thân ông và nhiều doanh nhân khác luôn muốn được cống hiến, đầu tư phát triển nhưng không ít lần bị "bó tay, bó chân" bởi các rào cản từ cơ chế, chính sách. Nghị quyết 68, chính là bước đột phá để giải phóng tinh thần và nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nhân này nhấn mạnh điều quan trọng nhất hiện nay là cách thức thực thi nghị quyết trong thực tế ra sao để có thể thật sự tạo ra chuyển biến. 

Doanh nhân Vũ Văn Tiền sinh năm 1959, trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện ông Tiền là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco – tập đoàn do chính ông sáng lập và điều hành từ năm 1993 đến nay. Geleximco là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa ngành với doanh thu hàng năm vượt 20.000 tỉ đồng, tổng tài sản lên đến 80.000 tỉ đồng.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Geleximco sở hữu loạt dự án lớn như Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa tại Tuyên Quang, Nhà máy xi măng Thăng Long tại Quảng Ninh và gần đây là dự án nhà máy lắp ráp ô tô Omoda & Jaecoo tại Thái Bình với vốn đầu tư 800 triệu USD.

Ở mảng bất động sản, Geleximco ghi dấu ấn với nhiều khu đô thị quy mô lớn tại Hà Nội và Quảng Ninh, đặc biệt là dự án Dragon Ocean Đồ Sơn tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng trên diện tích 480 ha.

Ngoài hoạt động sản xuất và đầu tư bất động sản, ông Vũ Văn Tiền còn là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tài chính. Ông hiện giữ chức Phó chủ tịch HĐQT và là Chủ nhiệm Ủy ban chuyển đổi và ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank). Ông và Tập đoàn Geleximco hiện nắm giữ tổng cộng gần 78 triệu cổ phiếu ABB, tương đương hơn 600 tỉ đồng theo thị giá hiện tại. 

Bên cạnh đó, Geleximco cũng đang sở hữu gần 46,3 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABW), tương đương hơn 343 tỉ đồng. Tổng giá trị cổ phần mà ông Tiền và Geleximco đang nắm giữ tại hai doanh nghiệp tài chính này ước tính khoảng 944 tỉ đồng.

Ông Vũ Văn Tiền từng giữ vai trò Chủ tịch HĐQT ABBank giai đoạn 2005–2018 và đã gắn bó với ngân hàng này từ năm 2003 đến nay.

Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của ABBank là ông Đào Mạnh Kháng – em rể của ông Vũ Văn Tiền.

Các tin khác

Sỏi trong gan có gây ung thư không?

Bà tôi 77 tuổi, khám sức khỏe định kỳ phát hiện sỏi đường mật trong gan. Nguyên nhân do đâu, sỏi trong gan có khả năng gây ung thư không? (Tuyết Ngân, Tây Ninh)

Đồng Hới – từ thành phố biển đến thủ phủ hành chính mới

Thành phố Đồng Hới vốn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú. Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Trị, nơi đây vẫn được lựa chọn là thủ phủ hành chính của tỉnh, điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản.

Trung Quốc vừa cấp phép trở lại cho việc xuất khẩu đất hiếm, vì sao chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đối diện nguy cơ đứt gãy?

Trung Quốc đã bắt đầu cấp phép trở lại cho một số lô hàng đất hiếm theo các quy định mới. Song, tốc độ phê duyệt chậm đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt với các ngành công nghiệp chiến lược như ô tô điện, năng lượng tái tạo và quốc phòng.