Quản trị

[Case Study] Quá phụ thuộc vào Amazon, hai doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhận trái đắng

Chiến lược đứng trên vai người khổng lồ khi bắt tay với những tập đoàn tầm quốc tế để khai thác một thị trường màu mỡ được nhiều ông chủ Việt lựa chọn. Những hợp đồng khủng đem lại khối lượng công việc đủ lớn và khoản lợi nhuận kếch xù.

Có thể nói rằng sự chuyển biến tích cực, thậm chí đột biến được nhận ra ngay sau đó. Nhưng ngược lại, khi những người khổng lồ "hắt hơi sổ mũi", thay đổi chính sách, hệ lụy cũng không nhỏ.

Cú sụp của cổ phiếu YEG đầu quý II/2019 làm mất hơn 90% khi Yeah1 ngừng hợp tác với Youtube một tình huống điển hình. Cho tới hiện nay, Yeah1 vẫn đang loay hoay với bài toàn cơ cấu. Hơn 4 năm sau biến cố, nhà sáng lập Nguyễn Ảnh Nhượng Tống bán hết cổ phần và rời khỏi công ty.

Trên thị trường, những tình huống như Yeah1 không hiếm gặp. Một kịch bản tương tự được người viết nhận thấy ở hai doanh nghiệp dệt may có cổ phiếu niêm yết trên sàn.

Trường hợp được nhắc đến đầu tiên làCTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã: GIL). Báo cáo tài chính hợp nhất quý III vừa công bố cho thấy chuỗi 3 quý thua lỗ liên tiếp của doanh nghiệp dệt may này.

Trong quý III, Gilimex ghi nhận doanh thu thuần hơn 280 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng gần 32% và hụt thu 95% từ hoạt động tài chính so với cùng kỳ khiến doanh nghiệp này lỗ ròng hơn 19 tỷ đồng trong quý III, cùng kỳ năm trước lãi ròng gần 129 tỷ đồng.

Công ty cho biết quý III tiếp tục thua lỗ do tình hình kinh tế khó khăn, đơn hàng sụt giảm nên doanh thu xuất bán sụt giảm so với cùng kỳ. Chiến lược bẻ hướng sang mảng bất động sản khu công nghiệp chưa đem lại thành quả cho doanh nghiệp dệt may có tuổi đời hơn 40 năm này.

Trong quý III công ty đang trong quá trình đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng để kịp bàn giao đất cho nhà đầu tư, do đó chi phí vận hành chung tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế thuế hợp nhất giảm mạnh.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Gilimex ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 706 tỷ đồng, chưa bằng 1/4 cùng kỳ năm ngoái, đồng thời báo lỗ ròng hơn 63 tỷ đồng. Năm nay, công ty đặt mục tiêu đạt doanh thu và lãi sau thuế lần lượt 1.500 tỷ đồng và 103,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 53% và 71% so với thực hiện năm ngoái.

Gilimex lao dốc cũng kéo theo đối tác là CTCP Garmex Sài Gòn (mã: GMC) gánh lỗ 5 quý liên tiếp do không có đơn hàng. Trong quý III, Garmex gần như không phát sinh doanh thu từ mức 11 tỷ đồng cùng kỳ xuống 73 triệu đồng, giảm 99%.

Tương tự, khoản thu từ hoạt động tài chính của Garmex còn 2 tỷ đồng so với 19 tỷ đồng cùng kỳ. Công ty lỗ ròng gần 11 tỷ đồng và đây là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Garmex đạt doanh thu 8 tỷ đồng, giảm tới 97% trong khi lỗ ròng hơn 44 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lỗ ròng 7 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết khó khăn kinh doanh đến từ việc hụt thu từ đối tác là Gilimex. 

Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm, Garmex không ghi nhận khoản thu phát sinh từ đối tác Gilimex, trong khi cùng kỳ năm ngoái khoản này đạt hơn 224 tỷ đồng. 

Không còn đơn hàng, 9 tháng đầu năm, Garmex đã giảm 1.947 nhân sự xuống còn 37 người tại thời điểm cuối tháng 9/2023.

 

Kết quả kinh doanh của hai doanh nghiệp dệt may tụt dốc khởi phát từ việc gã khổng lồ thương mại Amazon thu hẹp đơn hàng đối với Gilimex.

Gilimex là công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may với các sản phẩm làm từ vải như hộp lưu trữ, giỏ đựng đồ giặt, balo, túi xách, vải không dệt, tấm nhựa polypropylene… Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Công ty này tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2021, tuy nhiên sang đến quý III/2022, doanh thu Gilimex đột ngột lao dốc. Nửa cuối năm ngoái, doanh thu công ty dệt may giảm 77% so với cùng kỳ và giảm 82,4% so với nửa đầu năm.

Theo Chứng khoán BSC, nguyên nhân là do khách hàng lớn nhất Amazon Robitics LLC (Amazon) – gã khổng lồ thương mại điện tử toàn cầu đột ngột thu hẹp đơn hàng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhu cầu yếu đi. 

Amazon chiếm đến 85% doanh thu của Gilimex, 15% còn lại đến từ IKEA và các khách hàng khác.

 

Theo Bloomberg, Amazon là đối tác chính của Gilimex từ 2014. Trong giai đoạn là đối tác của Amazon từ năm 2014 đến năm 2021, Gilimex liên tục ghi nhận mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2021 công ty đạt đỉnh doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng, lãi ròng hơn 300 tỷ đồng.

Thậm chí, trong thời gian dịch bệnh, thương mại điện tử bùng nổ, doanh nghiệp này đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất nhằm xây dựng kho chứa hàng hóa cho Amazon, tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị lưu trữ mỗi năm. 

Năng lực sản xuất cho Amazon cũng tăng gấp 20 lần trong 8 năm. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của gã khổng lồ thương mại điện tử, Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Soprtswear và di đời các cơ sản sản xuất, đóng gói để tiếp tục sản xuất.

Cuối năm trước, Gilimex thông báo đã khởi kiện Amazon đòi bồi thường 280 triệu USD. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 4, ông Nguyễn Việt Cường, Thành viên HĐQT chia sẻ hồ sơ kiện đã qua được bước quan trọng nhất trong quá trình khởi kiện là thụ lý, tức vụ kiện này là có cơ sở. 

Ông Cường cho biết có khoảng 800 tỷ đồng hàng tồn kho đặc trưng chỉ bán cho Amazon với 90% là thành phẩm, các nguyên vật liệu đi kèm khoảng 5 – 10%. Ban lãnh đạo kỳ vọng vụ việc cũng như lượng hàng tồn kho khoảng 800 tỷ đồng được giải quyết dứt điểm trong năm nay.

Khi cổ đông vẫn đang chờ đợi kết quả của vụ kiện, những người công nhân chờ ngày quay trở lại phân xưởng, lãnh đạo của hai doanh nghiệp này vẫn còn khá đau đầu để giải bài toán đơn hàng, đặc biệt sức mua suy yếu trên toàn cầu hiện nay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm