Xã hội

Bộ trưởng Nội vụ: Tình trạng công chức nghỉ việc có xu hướng giảm mạnh

Tóm tắt:
  • Từ năm 2023, tỷ lệ công chức, viên chức nghỉ việc giảm mạnh so với trước đó.
  • Bộ Nội vụ đã gửi công văn đề xuất nhiều giải pháp khắc phục tình trạng nghỉ việc.
  • Các giải pháp gồm cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ cán bộ khó khăn và xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực.
  • Bộ tiếp tục nghiên cứu cải cách tiền lương, trả lương theo vị trí việc làm, nâng cao động lực làm việc.
  • Rà soát, điều chỉnh chính sách tuyển dụng, quản lý, đào tạo và cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện các Nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội thuộc lĩnh vực nội vụ.

Bộ Nội vụ báo cáo tình trạng công chức nghỉ việc có xu hướng giảm mạnh từ 2023 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)

Liên quan đến nhiệm vụ khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết số 75/2022 (về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV), tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc là vấn đề "nóng".

Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ kịp thời ban hành công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị triển khai thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp.

Cụ thể như: quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở; cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh; có các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín.

Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ trẻ; quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

" Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc tuy vẫn diễn ra nhưng giai đoạn sau (từ năm 2023 đến nay) đã có xu hướng giảm mạnh so với giai đoạn trước ", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.

Tín hiệu này cho thấy, các chính sách (tiền lương; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đổi mới công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức; đẩy mạnh, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập) và các giải pháp (quan tâm, cải thiện môi trường làm việc, động viên, khuyến khích…) từ phía các cơ quan nhà nước mang đến hiệu quả tích cực.

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho hay, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu các cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương và tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá theo sản phẩm đầu ra để tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm theo tinh thần của Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Đồng thời, Bộ Nội vụ sẽ rà soát hệ thống thể chế chính sách, điều chỉnh, bổ sung, đổi mới hơn nữa tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch; bố trí cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm khách quan; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.

Một giải pháp khác được Tư lệnh ngành Nội vụ đưa ra là tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn gắn cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng gắn chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi cho cán bộ, công chức, viên chức.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Động thái gây chú ý của doanh nghiệp vàng

Sáng nay (7/5), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tăng cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn mỗi nơi một kiểu, chênh nhau từ 2-6 triệu đồng/lượng.

Vô sinh do biến chứng sau mắc quai bị

Anh Bảo, 32 tuổi, bị teo tinh hoàn sau mắc quai bị gây vô sinh hai năm, được phẫu thuật tìm tinh trùng thành công để thụ tinh trong ống nghiệm và có con.

Sống yên - hành trình tái định nghĩa bản thân giữa thiên nhiên

Đã bao lâu rồi ta sống mà không thực sự là mình? Giữa chuỗi ngày bận rộn bởi công việc, trách nhiệm và các mối quan hệ, ta dần quên mất việc dừng lại để lắng nghe bản thân. Khi đã ở trên đỉnh cao của cuộc đời, ta nhận ra những gì mình cần, không phải là thêm, mà là thanh lọc và gạn bớt đi để cho mình một không gian sống yên – nơi có thể trở về với con người bên trong, tìm lại sự an nhiên và ý nghĩa cuộc sống.

Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh phía Nam vừa "lỡ hẹn" về đích

Công trình đường Hồ Chí Minh nối các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An có chiều dài gần 73km, vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến đường cho thông xe kỹ thuật vào dịp lễ 30/4 nhưng đã lỡ hẹn do địa phương vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Nội: Vữa trần lớp học rơi trúng học sinh, phụ huynh bất an

Tại điểm trường tạm thời của Trường THCS Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sự cố vữa trần rơi xuống lớp học làm một học sinh bị thương khiến phụ huynh lo lắng về điều kiện cơ sở vật chất của trường. Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm đã có phản hồi về vụ việc.