Kỹ năng sống

Bài học về sự sẻ chia khi tham gia ngày hội đồ cũ

Ngày 26/11, tại khu đô thị Ciputra Hanoi đã diễn ra ngày hội đồ cũ garage sale, thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân khu đô thị. Khách đến sự kiện không chỉ được trải nghiệm bán hàng, vui chơi, mà còn được thể hiện tình cảm sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa...

Anh Lê Minh Tân - bố của bé Kiến Minh cho biết, bình thường cậu bé hay đòi mua đồ chơi, đồ dùng mới nhưng lại không cho ai dùng chung. Sau khi tham dự ngày hội đồ cũ, bé đã cởi mở hơn, sẵn sàng đổi đồ chơi, đồ dùng học tập cho các bạn.

"Cháu rất hào hứng khi đồng ý bán một số món đồ để có tiền đóng góp vào quỹ từ thiện, ủng hộ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn", anh Tân chia sẻ.

Ngày hội đồ cũ bày bán các mặt hàng đa dạng từ đồ gia dụng, sách vở, đến thời trang. Ảnh: Ciputra Hanoi

Ngày hội đồ cũ bày bán các mặt hàng đa dạng từ đồ gia dụng, sách vở, đến thời trang. Ảnh: Ciputra Hanoi

Chị Lan Anh - một cư dân tại Ciputra Hanoi cho rằng, việc tham gia ngày hội đồ cũ đã giúp cho các con chị hiểu hơn về sự cảm thông và biết chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình. Theo chị, bình thường trẻ nhỏ chỉ hiểu đơn giản rằng làm từ thiện là về nhà xin bố mẹ tiền để đóng quỹ là xong, hoặc khi muốn mua một món đồ mới, điều đầu tiên con nghĩ đến là đòi bố mẹ mua cho. Thông qua sự kiện garage sale, chị thấy rằng các con hiểu được mình có thể giúp đỡ các bạn nhỏ khác, hay tự làm việc để mua món đồ mới mà không cần phải xin tiền của người lớn.

"Tham dự sự kiện, các con được giáo dục về ý thức tiết kiệm, cẩn thận giữ gìn đồ dùng của mình, và sẵn sàng sẻ chia thứ mình có với những người khó khăn hơn", chị Lan Anh nói.

Các em nhỏ tham gia sự kiện. Ảnh: Ciputra Hanoi

Các em nhỏ tham gia sự kiện. Ảnh: Ciputra Hanoi

Đại diện cho đơn vị tổ chức Ciputra Hanoi - ông David Arnsdorff nhấn mạnh, garage sale thực sự là một hoạt động cộng đồng mang tính giáo dục cao: từ ý thức bảo vệ môi trường, giao lưu gặp gỡ, đến hoạt động trao đổi - mua bán và làm từ thiện.

"Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức hoạt động này và lần nào cũng giành được sự quan tâm và tham dự nhiệt tình của cư dân và người thân của họ. Đây sẽ là động lực để chúng tôi xây dựng nhiều hơn những hoạt động như vậy trong thời gian tới", ông David Arnsdorff bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hugues Hervier - đại diện cho Ban quản lý khu đô thị cho rằng điểm khác biệt của garage sale so với những sự kiện khác đó là cho phép cư dân trở thành chủ thể của các hoạt động. Theo đó, mọi người đều được tham gia khâu chuẩn bị, bán hàng, vui chơi, các hoạt động tập thể và quan trọng nhất là từ thiện.

"Tất cả đều xuất phát từ nhiệt huyết và tấm lòng của mỗi người nên ai cũng hào hứng tham gia. Qua đó, cư dân mọi độ tuổi có thể kết nối với nhau một cách cởi mở và thân thiện", ông Hugues Hervier chia sẻ.

Các em nhỏ bán hàng tại hội chợ đồ cũ. Ảnh: Ciputra Hanoi

Các em nhỏ bán hàng tại hội chợ đồ cũ. Ảnh: Ciputra Hanoi

Khái niệm garage sale (yard sale, flea market...) có nguồn gốc từ Mỹ, dùng để chỉ những chợ phiên mà người tham gia sẽ bán đi các đồ vật không cần dùng nữa với mức giá rẻ. Phong trào này được nhân rộng ra thành nhiều quy mô khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là việc nhiều gia đình trong một khu dân cư cùng nhau mở garage sale vào dịp cuối tuần hoặc những dịp lễ đặc biệt.

Theo các đơn vị tổ chức, ý nghĩa thực sự của garage sale không phải là kinh doanh kiếm lời, mà để các chủ nhà có thể đem bán, cho hay tặng tất cả đồ đạc không dùng đến và kết hợp giao lưu với mọi người. Tại Việt Nam, mô hình hội chợ đồ cũ cũng trở nên quen thuộc với người dân từ nhiều năm qua. Nhưng có điểm khác biệt là thay vì bán đồ nội thất, vật dụng gia đình như các "phiên bản gốc" ở Mỹ, hội chợ chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thời trang như quần áo, trang sức, phụ kiện...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm