Trong Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt. Nếu biết sử dụng hợp lý, chúng ta sẽ nhận được vô vàn tác dụng từ giảm cân đến tiêu viêm, sáng mắt, nhuận tràng , tốt cho thận...
Trong Đông y, khoai lang tính bình, ngọt, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khoai lang + sữa chua = Bài thuốc nhuận tràng
Theo KKnews, cả khoai lang và sữa chua đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Từ nguyên liệu sữa chua và khoai lang, bạn có thể chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như: Khoai lang nướng sốt sữa chua, khoai lang nghiền sữa chua, khoai lang dầm sữa chua... Các món ăn này đều rất ngon và đem lại tác dụng cho sức khỏe, đặc biệt cho đường ruột.
Khoai lang rất giàu tinh bột, chất xơ, caroten, nhiều vitamin, hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như kali, canxi, đồng, selen, sắt,… và axit linoleic, có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giữ cho mạch máu đàn hồi tốt và ngăn ngừa chứng táo bón ở người già. Hơn nữa, khoai lang có thể ức chế đường chuyển hóa thành chất béo, giúp ích cho những người có nhu cầu giảm cân, giữ dáng. Trong khoai lang có một lượng lớn xenluloza, tuy xenluloza không thể tiêu hóa và hấp thụ được nhưng lại có tác dụng kích thích đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột nên có thể đạt được tác dụng nhuận tràng giải độc.
Cả khoai lang và sữa chua đều là những thực phẩm bổ dưỡng.
Trong khi đó, sữa chua là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức tươi cho lên men, có chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột. Hàm lượng chất béo trong sữa chua là 3% -5%. Chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người như Vitamin B1, B2, B6, B12...
Nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron, Barcelona, Tây Ban Nha và một số nhà khoa học người Hy Lạp đã cho thấy trong sữa chua được làm từ sữa đã lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic, Probiotic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa. Vi khuẩn Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón và tiêu chảy...
Hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau tạo thành một món ăn bài thuốc nhuận tràng hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả khi dùng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây.
Lưu ý khi ăn sữa chua khoai lang
- Không nên đun nóng món sữa chua khoai lang: Vì sẽ làm mất tác dụng hữu ích và giảm hương vị của sữa chua. Để đảm bảo tác dụng của sữa chua và không khiến trẻ bị viêm họng do bảo quản lạnh thì nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước 15-30 phút. Trong mùa hè, sữa chua sẽ ngon nhất khi ăn ngay sau khi mua, còn mùa đông có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng ở thời gian nhất định.
- Khoảng 2 giờ sau bữa ăn, nồng độ axit trong dạ dày giảm, đây là thời điểm tốt nhất để uống sữa chua.
Không nên ăn khoai lang sống và không nên ăn sữa chua khi bụng đói.
- Nếu sức khỏe ổn định, việc ăn khoai lang và sữa chua cùng nhau rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn khoai lang sống và không nên ăn sữa chua khi bụng đói.
- Cần tránh ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu gây mất ngủ.
- Cần ăn khoai lang ở mức vừa phải thì mới có lợi cho cơ thể, không nên ăn khoai thay cơm bởi sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
(Tổng hợp)