Xã hội

7 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã sau khi bỏ cấp huyện

Tóm tắt:
  • Chính phủ chuyển toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sang cho cấp xã thực hiện.
  • Đề án tổ chức lại đơn vị hành chính giảm khoảng 60-70% cấp xã hiện có.
  • Cấp xã sẽ thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
  • Cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn tùy theo quy mô, và năng lực quản lý từng địa phương.
  • Cấp chính quyền xã, phường, đặc khu thực hiện các nhiệm vụ quản lý phát triển kinh tế, văn hóa và dịch vụ công.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).

7 Nhóm nhiệm vụ , quyền hạn của chính quyền tổ chức hành chính cấp xã sau bỏ cấp huyện - Ảnh 1.

Toàn cảnh kỳ họp của HĐND xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: HĐND tỉnh Tây Ninh)

Đề án nêu rõ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Chính phủ định hướng tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm còn khoảng 60-70% so với số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách, chênh lệch lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.

Chính phủ xác định chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang được quy định cho chính quyền địa phương cấp xã và chính quyền địa phương cấp huyện.

Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay được chuyển toàn bộ về cho chính quyền địa phương cấp xã thực hiện. Căn cứ quy mô, điều kiện, đặc điểm của từng cấp xã và năng lực quản lý mà chính quyền địa phương cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn từ trung ương và cấp tỉnh theo năng lực và yêu cầu quản lý (nhất là đối với các phường thuộc đô thị lớn, đặc khu Phú Quốc và các xã có quy mô lớn).

Tại Đề án, Chính phủ quy định chính quyền địa phương cấp xã có 7 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản.

Một là tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan cấp trên ở địa bàn.

Hai là quyết định về tài chính, ngân sách của cấp mình trên địa bàn cấp xã (trừ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp tỉnh); được ban hành văn bản quy phạm pháp luật; được hỗ trợ nguồn tài chính, ngân sách từ trung ương và cấp tỉnh để bảo đảm cho các hoạt động công ích.

Ba là thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ.

Bốn là quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ người dân trên địa bàn; quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; duy trì truyền thống văn hóa ở địa phương, quản lý các cơ sở văn hóa, thể thao và giải trí.

Năm là cung ứng các dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân như cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trên địa bàn.

Sáu là giải quyết các thủ tục hành chính và cung ứng các dịch vụ công trực tiếp đến người dân trên địa bàn.

Bảy là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được chính quyền địa phương cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền.

Đối với chính quyền địa phương ở phường (đô thị) thì ngoài việc thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã nêu trên, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền đô thị.

Đối với chính quyền địa phương ở đặc khu (hải đảo) thì ngoài việc thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền địa phương đặc khu phù hợp với đặc thù của hải đảo.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Điện sáng đến đâu - Nhà đẹp tới đó

Tôn chỉ của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) là 'điện đi trước một bước', bất cứ nơi nào có người sinh sống, có sức lao động, có tình làng nghĩa xóm… điện sẽ đến phục vụ bà con. Điện về tận ngõ ngách, cheo leo lên vùng cao với đồng bào dân tộc thiểu số, xuống miền xuôi hiền hòa soi sóng nước Cửu Long…

Nguyên nhân hình thành gai cột sống

Lão hóa, chấn thương, bệnh cột sống là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến gai cột sống, gây đau nhiều và giảm vận động.

Ung thư phổi có di truyền không?

Tôi vừa sinh con thì phát hiện mắc ung thư phổi. Ung thư phổi có di truyền không, điều trị thế nào? (Thanh Lan, Quảng Bình)

Từ đồng ruộng miền Tây đến đỉnh vinh quang thế giới

Hai lần được vinh danh ngon nhất thế giới, gạo Ông Cua ST25 không chỉ đơn thuần là kết quả của hàng thập niên miệt mài trên những cánh đồng. Trong mỗi hạt gạo trắng ngần, thơm dẻo ấy là cả hành trình đầy trăn trở, đam mê, là sự hòa quyện tinh tế giữa hương vị đặc trưng của hai miền đất nước.

Phá tan "cánh cửa thép" XUÂN LỘC

Cách đây 50 năm, quân và dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã cùng nhau làm nên chiến thắng Dầu Giây, một mắt xích quan trọng trong Đại thắng mùa xuân 1975

Chủ tịch EximBank lý giải nguyên nhân không chia cổ tức trong năm 2025

Theo ông Nguyễn Cảnh Anh, không chia cổ tức không phải là một dấu hiệu tiêu cực mà là một quyết định rất chủ động nhằm củng cố nền tảng tài chính vững chắc cho ngân hàng, để chủ động ứng phó với biến động thị trường và nắm bắt các cơ hội.