1. Bề ngoài không nói lên bản chất
Khi một người càng giàu có, người ta càng dễ nghĩ rằng sự giàu có đó đến từ may mắn. Tuy nhiên, khi đánh giá sự giàu có của bản thân hay của người khác, bản chất có thể hoàn toàn trái ngược với những gì ta tưởng tượng qua quan sát bên ngoài. Do đó, cần ít bận tâm đến những chi tiết hay biểu hiện nhỏ nhặt, vì điều đó có thể làm sai lệch quan điểm đúng đắn về sự giàu có.
2. Biết đủ sẽ giàu
Về căn bản, không có lý do gì để phải mạo hiểm những gì ta đang có, và ham muốn những thứ không thuộc về mình, cũng như những thứ ta không cần đến. Hãy tỉnh táo để kiểm soát lòng tham của bản thân, đừng để sự ham muốn vô độ khiến ta phải hối hận sau này. Người xưa từng dạy “tham thì thâm”, và lời răn ấy vẫn luôn đúng trong mọi thời kì xã hội.
3. Giàu có là thứ không thể nhìn thấy
Một cuộc sống giàu có là sự kết hợp giữa việc tiết kiệm và những mộng tưởng. Sự giàu có thực sự nằm ở những tài sản chưa được biến thành những thứ hữu hình trước mắt. Chẳng đâu xa, ngày nay xung quanh ta có biết bao người khoe khoang sự giàu có trên mạng xã hội, nhưng thực tế lại đang phải sống bên bờ vực vỡ nợ, và có những người duy trì một lối sống khiêm tốn, nhưng thực sự rất giàu có.
4. Hãy thoải mái với những biến cố
Hiếm có doanh nhân nào thành công mà chưa từng trải qua một vài thất bại trong đời, và những tấm gương kì vĩ như Elon Musk hay Jeff Bezos đều đã nếm trải đủ những thăng trầm trên thương trường trước khi gặt hái thành công vang dội như ngày nay.
Hãy chấp nhận thực tế rằng mọi thứ sẽ không như ý muốn. Các khoản đầu tư sẽ có thể mắc sai lầm, nhưng bài học kinh nghiệm sẽ là vô giá. Do đó, hãy có cái nhìn bao quát về danh mục đầu tư, đừng chú tâm vào thất bại của từng khoản đầu tư riêng lẻ để hạn chế hình thành một cái nhìn phiến diện về quá trình đầu tư của bản thân.
5. Chuẩn bị tinh thần cho những sai sót
Không ai có thể nắm tay từ sáng đến tối, và mọi công việc đều có thể có sai sót, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Điều quan trọng nằm ở cách ta đón nhận và giải quyết những sai sót đó.
Hình thành một tâm lí sẵn sàng cho những điều không may sẽ cho phép ta chấp nhận rủi ro nhiều hơn và vững vàng trước những thăng trầm không thể tránh khỏi của thị trường. Điều này cũng giúp ta thêm bền bỉ trong cuộc chơi tài chính về lâu về dài.
6. Mọi kế hoạch đều có thể thay đổi
Việc lập kế hoạch tài chính dài hạn là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hoàn thành mọi mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể thay đổi. Ta có thể phải thay đổi công việc, có thể có thêm con cái, hoặc cần tiền cho những trường hợp khẩn cấp.
Không ai biết trước tương lai sẽ ra sao, hay bản thân sẽ mong muốn thêm điều gì trong 10 năm tới. Hãy chấp nhận sự thật rằng mọi kế hoạch đều có thể thay đổi, và chuẩn bị tâm thế để luôn vững vàng trên hành trình xây dựng sự ổn định tài chính cho bản thân.
Theo Medium