Aflatoxin là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất mà chúng ta biết đến. Năm 1993, nó được xếp vào loại chất gây ung thư loại 1 bởi Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Điều đáng sợ nhất là chất cực độc này lại tồn tại trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta không hay biết.
Ngô, lạc mốc
Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc , ngô. Tinh bột có thể sinh ra aflatoxin gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt.
Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm Aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm như lạc, ngô, đậu,... Tinh bột có thể sinh ra aflatoxin trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt, nhất là ở điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, vô cùng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc.
Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được biết đến từ lâu và đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngô, lạc bị mốc hoặc các loại thực phẩm bị hỏng khác.
Vì vậy, mỗi lần mua lạc, ngô bạn có thể mua ít hơn hoặc mua vừa đủ, tránh tình trạng để lâu sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc xuất hiện. Khi thấy tình trạng bất thường, tốt nhất nên bỏ đi chứ không nên tiếc rẻ dẫn đến hại thân.
Gạo bị hư
Gạo bị hư hỏng là một trong những thứ dễ sinh ra độc tố aflatoxin nhất. Bác sĩ dinh dưỡng Mạnh Lập Nã cho biết: Tôi từng gặp qua trường hợp một người lớn tuổi ăn thức ăn thừa quanh năm và bị ung thư ở độ tuổi 40.
Để không lãng phí, ông ấy thường ăn cơm dù đã để vài ngày và xuất hiện mùi bất thường. Gạo, cơm hư có khả năng sinh ra độc tố aflatoxin. Vì vậy, thói quen này không có lợi cho sức khỏe và sẽ gây hại cho cơ thể chúng ta.
Thế nên, tốt hơn hết bạn nên nấu cơm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và không nên để thừa lại.
Hạt có vị đắng
Nguy cơ mất an toàn lớn nhất trong các loại hạt đến từ nấm mốc, nhất là chất aflatoxin gây ung thư. Nếu ăn phải các loại hạt đắng, bạn phải nhổ đi và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt là do hạt đã bị hỏng và có aflatoxin sinh ra trong quá trình nấm mốc. Nếu ăn thường xuyên rất có thể sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Đũa mốc
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng đũa gỗ, và chỉ bất đắc dĩ phải vứt đi khi khe kẽ của chiếc đũa chuyển sang màu đen. Thậm chí khi đũa đã có những chuyển biến bất thường họ vẫn tiếp tục lau đi và cố tận dụng. Việc này tưởng chừng là giúp tiết kiệm cho kinh tế gia đình, tuy nhiên đây cũng là hiểm hoạ vì nấm mốc trên đũa có thể gây ra ung thư gan, phá huỷ sức khoẻ con người.
Ung thư gan giai đoạn đầu có thể liên quan đến đôi đũa mà chúng ta sử dụng. Bản thân đũa không mọc ra được aflatoxin, nhưng đũa mà chúng ta thường dùng để ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô thì rất có thể tinh bột vẫn bám dính trên đó, một khi bị nấm mốc thì aflatoxin sẽ ẩn bên trong.
Nấm mộc nhĩ ngâm lâu
Nấm mộc nhĩ không nên ngâm quá lâu, chỉ ngâm trong thời gian ngắn vừa đủ để nấm nở ra là được. Nếu ngâm trong một thời gian sẽ sinh ra rất nhiều loại độc tố nguy hại, trong đó có aflatoxin – chất gây ung thư loại 1.
Nhiều người đã nói rằng nếu nấu chín thức ăn trong nồi thì có thể “diệt nấm mốc”, nhưng thực tế thì không phải như vậy.
Nhiệt độ nấu và chế biến bình thường không thể phá hủy aflatoxin, vì nhiệt độ có thể loại bỏ aflatoxin là 280℃. Nó chỉ có thể bị tiêu diệt khi nhiệt độ đạt đến 280°C. Thế nên, các phương pháp nấu nướng thông thường không thể khử nấm mốc. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên làm để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mình là không sử dụng các thực phẩm đã bị hư hỏng.
Nguồn Aboluowang