Doanh nghiệp

4 rủi ro thường gặp khi kinh doanh tại nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp mong muốn thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới và tiếp cận tối đa khách hàng mục tiêu bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài biên giới. Tuy nhiên, song hành cùng những cơ hội như tận dụng chính sách ưu đãi, mở rộng thị trường hay chuỗi cung ứng,... doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ biến động thị trường hay khác biệt văn hóa.

Dưới đây là một số rủi ro doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong quá trình kinh doanh quốc tế, theo tổng hợp từ One IBC, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ doanh nghiệp tại nước ngoài.

Doanh nghiệp phải chấp nhận đối mặt với nhiều rủi ro khi kinh doanh quốc tế. Ảnh: One IBC

Doanh nghiệp phải chấp nhận đối mặt với nhiều rủi ro khi kinh doanh quốc tế. Ảnh: One IBC

Rủi ro về tài chính

Rủi ro tài chính là một trong những thách thức phổ biến doanh nghiệp phải đối mặt nếu kinh doanh tại nước ngoài. Điều này xuất phát từ những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch bằng nhiều hơn một loại tiền tệ. Khi tiền tệ biến động, chi phí nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện có thể tăng mạnh đẩy giá thành sản xuất lên cao. Đồng thời, giá trị tài sản, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm nếu tỷ giá tiền tệ ở quốc gia đang kinh doanh sụt giá.

Để quản trị doanh nghiệp và dòng tiền cũng như kiểm soát rủi ro hiệu quả, theo giới phân tích tài chính, doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua một số công cụ như: Hợp đồng mua/bán/giao ngay, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo.

Các hợp đồng phái sinh này giúp doanh nghiệp có thể hạn chế các tác động do sự chênh lệch tỷ giá đồng tiền. Việc mua ngoại tệ theo hợp đồng giao sau cũng là một dạng "bảo hiểm" biến động tỷ giá doanh nghiệp có thể áp dụng.

Ngoài ra, khả năng dự báo dòng tiền cũng được coi là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại khi đối mặt với rủi ro tài chính. Các công ty có thể nâng cao năng lực dự báo dòng tiền bằng cách chủ động hội nhập, tăng cường cập nhật báo cáo thống kê để đưa ra các quyết định nhanh chóng và phù hợp khi thị trường biến động.

Rủi ro về văn hóa

Trung Quốc là thị trường tỷ dân hấp dẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khi thực hiện các chiến lược marketing tại đây. Trước đó, tháng 11/2021, Yahoo rút khỏi thị trường Trung Quốc với lý do "môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh ngày càng thách thức". Một số thương hiệu nổi tiếng phương Tây khó thành công khi tấn công thị trường châu Á xuất phát từ khác biệt về văn hóa.

Các rủi ro về văn hóa nảy sinh trên nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh từ việc giao dịch với khách hàng, tìm kiếm các đơn vị cung ứng đến quản trị doanh nghiệp tại nước ngoài phù hợp với văn hóa bản địa. Điều này được lý giải do những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này tiếp cận với nhiều nền văn hóa đa dạng, phong phú và chứa đầy khác biệt.

CEO Lê Hùng Anh, Tập đoàn BIN Corporation Group, tập đoàn đa ngành cung cấp các giải pháp dịch vụ doanh nghiệp chia sẻ: "Để tham gia kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp phải có tầm nhìn quốc tế chứ không nên cục bộ. Đặc biệt, người làm dịch vụ quốc tế còn cần kinh nghiệm, am hiểu văn hóa địa phương, nếu không, rất dễ thất bại".

Muốn thành công ở thị trường quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải am hiểu thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, chiến lược marketing phù hợp. Ngoài ra, một số thương hiệu đồ ăn nhanh, đồ uống quốc tế khi kinh doanh tại nước ngoài chọn cách "bản địa hóa" sản phẩm của mình bằng việc thêm vào thực đơn các món ăn phù hợp với khẩu vị của khách hàng tại quốc gia đó.

Rủi ro về pháp lý

Theo đại diện One IBC, tồn tại không ít các rủi ro pháp lý nếu doanh nghiệp không nắm rõ quy định và pháp luật nước sở tại. Trong khảo sát với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ doanh nghiệp, khoảng 50% đại diện công ty cho biết các thách thức về pháp lý là rào cản hàng đầu với doanh nghiệp khi kinh doanh tại nước ngoài trước khi giải quyết các vấn đề về quản trị.

Theo đó, các quy định pháp lý về thuế, kế toán, kiểm toán, giấy phép hoạt động... khiến không ít doanh nghiệp "đau đầu" khi quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh bên ngoài biên giới.

Làm việc với các đối tác có dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài là giải pháp nhiều công ty lựa chọn. Ảnh: One IBC

Làm việc với các đối tác có dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài là giải pháp nhiều công ty lựa chọn. Ảnh: One IBC

Để giải quyết rủi ro này, doanh nghiệp cần chủ động trong việc cập nhật các yêu cầu về thủ tục thành lập, trách nhiệm pháp lý hoặc thông qua một bên thứ ba - các công ty dịch vụ doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp thành lập công ty tại nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp này hỗ trợ đối tác có nhu cầu kinh doanh quốc tế trong việc chuẩn bị giấy tờ, tư vấn kinh doanh...

Tại một số quốc gia, chính quyền nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp còn ưu tiên làm việc với các đối tác kinh doanh uy tín hơn làm việc trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý.

Rủi ro về thương mại

Theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu, mỗi năm, doanh nghiệp bị lừa và thiệt hại khoảng 5% doanh thu, trung bình một vụ lừa đảo có giá trị khoảng 1.7 triệu USD. Riêng trong 2022, có tới 46% doanh nghiệp toàn cầu cho hay họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế.

Để tránh các rủi ro về thương mại, đặc biệt là lừa đảo, đại diện One IBC cho biết: "Các công ty cần tìm hiểu kỹ các quy định giao dịch và đăng ký bảo hộ thương hiệu tại khu vực kinh doanh. Nếu giao dịch với cá nhân cần thực hiện thủ tục KYC (Know your customer). Còn khi giao dịch với doanh nghiệp, công ty phải đảm bảo đối tác có các giấy phép đầy đủ".

Đồng thời, doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ tư vấn giải pháp để được làm việc với những chuyên gia đã có kinh nghiệm trên thị trường. Bằng cách làm việc với dịch vụ tư vấn, doanh nghiệp, sẽ có được hỗ trợ về tư vấn chiến lược, thuế, marketing,... phù hợp từng thị trường để hạn chế rủi ro khi kinh doanh nước ngoài.

One IBC chuyên cung cấp dịch vụ trước và sau khi thành lập doanh nghiệp cho các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, từ thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài, hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho đến các dịch vụ kế toán và kiểm toán.

One IBC có các chuyên gia và các trụ sở đặt tại các thành phố lớn như: Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, thành phố Irvine (California, Mỹ), Vilnius (Lithuania), và TP HCM (Việt Nam). Ngoài 5 văn phòng trên, One IBC cũng đã thành lập 32 chi nhánh, các văn phòng đại diện, và các công ty liên kết tại các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Các tổ chức, cá nhân cần hỗ trợ mở doanh nghiệp ở nước ngoài có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Địa chỉ:

Văn phòng Việt Nam

Tầng 3 - Vincom+ Nam Long, 71 Trần Trọng Cung, Tân Thuận Đông, Quận 7, TP HCM, Việt Nam

Điện thoại: +84 84877 77

Văn phòng SINGAPORE

1 Raffles Place, #40-02, One Raffles Place, Office Tower 1, Singapore 048616.

Điện thoại: +65 6591 9991

Cùng chuyên mục

Đọc thêm