Sức khỏe

3 không khi dùng mật ong

Tôi có thói quen pha mật ong với nước ấm dùng vào buổi sáng. Gần đây, tôi đi khám sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán đường huyết 8,21mmol/l, chưa cần tiêm insulin. Như vậy, tôi có cần kiêng mật ong không? Ngoài ra, mật ong đại kỵ với thực phẩm nào? Tôi xin cảm ơn! (Hà Ngọc Anh 51 tuổi, TPHCM)

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh - Bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 3 TPHCM tư vấn:

Mật ong là thực phẩm tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Thành phần chính của mật ong là đường, chủ yếu là fructose và glucose, chiếm khoảng 80% thành phần. Mật ong còn cung cấp một số vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin C, canxi, magiê, kali và sắt. Bên cạnh đó, mật ong chứa các hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như flavonoids và axít phenolic.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

mạt ong tot cho suc khoe.png
Mật ong có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Minh Huệ.

Để mật ong có tác dụng hiệu quả, bạn không dùng theo cách sau:

1. Không nên đun sôi mật ong quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao: Cách làm này có thể làm giảm hoặc phá hủy những enzym và dưỡng chất có lợi có trong mật ong. Do đó, việc sử dụng mật ong với nước ấm (không quá 40 độ C) là phương pháp tốt nhất để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.

2. Không kết hợp với bột sắn dây: Mật ong chứa nhiều fructose, một loại đường có thể gây khó tiêu ở một số người, đặc biệt những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc bệnh lý như hội chứng ruột kích thích. 

Bột sắn dây là loại tinh bột dễ tiêu hóa nhưng việc kết hợp với các đường như fructose trong mật ong có thể gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất do cơ thể cần thời gian để xử lý cả tinh bột và đường cùng lúc. 

3. Không kết hợp với các sản phẩm có đường khác: Mật ong là nguồn cung cấp đường tự nhiên, vì vậy việc kết hợp với các sản phẩm có chứa đường bổ sung (như kẹo hoặc bánh ngọt) có thể làm tăng lượng đường tiêu thụ trong cơ thể. 

Những người nên hạn chế mật ong

Nếu bạn bị đái tháo đường type 2 dù chưa phải tiêm insulin vẫn nên thận trọng khi dùng mật ong. Dù sản phẩm này có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường trắng, nhưng vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu sử dụng quá nhiều. 

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc botulinum, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. 

Một số người có thể bị dị ứng với mật ong hoặc phấn hoa nên cẩn trọng với mật ong. Ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có triệu chứng như phát ban, ngứa, hoặc thậm chí là sưng tấy, khó thở. 

Các tin khác

Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách

Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.

Căn bệnh "phá" hỏng hết thận, dấu hiệu cảnh báo là bí tiểu hoặc đi tiểu được rất ít

Biểu hiện lâm sàng của tổn thương thận cấp là tiểu ít hoặc không đi tiểu xảy ra cấp tính, tiếp theo là tăng nitơ phi protein trong máu, rối loạn cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan, phù và tăng huyết áp. Tổn thương thận cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

Sợ sex có phải bệnh?

Sau kết hôn, tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến quan hệ vợ chồng, bị ám ảnh. Có phải tôi mắc bệnh tâm lý? (Hoa, 25 tuổi, Hà Nội)

Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?

Mỡ lợn từng bị xem là không tốt cho người cao tuổi, nhưng dùng đúng cách vẫn có thể bổ sung dưỡng chất mà không cần loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn hàng ngày.