Xã hội

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Tóm tắt:
  • Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 ghi nhận 5 kỷ lục về Phật giáo tại lễ bế mạc ngày 8/5.
  • Lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam có diện tích 500 m2, biểu trưng cho 2569 năm lịch sử Phật giáo.
  • Triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam trưng bày 87 bảo vật quốc gia, thể hiện di sản văn hóa và tâm linh phong phú.
  • Lễ thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình thu hút khoảng 12.000 người, trang trí hơn 60.000 hoa đăng.
  • Câu đối chào mừng đại lễ rộng 140,4 m2, sử dụng ba ngôn ngữ và thể hiện giá trị phổ quát của Phật pháp.

Lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam

Sáng 5/5, ban tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tổ chức lễ thượng kỳ lá cờ Phật giáo có kích thước 500 m2 trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM - cơ sở 2.

Lá cờ Phật giáo có kích thước 500 m2.

Cờ được may từ chất liệu vải siêu bền, chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo độ bền màu và tính trang nghiêm khi treo ngoài trời trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Chiều dài của lá cờ đạt 25,69 m - biểu trưng cho 2569 năm lịch sử Phật giáo, tính từ năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh cho đến năm 2025. Chiều ngang của lá cờ là 19,47 m.

Triển lãm văn hóa đầu tiên giới thiệu phiên bản và thông tin, hình ảnh của 87 bảo vật quốc gia thuộc Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ Vesak 2025 tại TPHCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam: ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản.

Nổi bật tại không gian trưng bày là sự xuất hiện của các phiên bản, thông tin, hình ảnh của 87 bảo vật quốc gia. Đây là những hiện vật quý giá phản ánh chiều sâu lịch sử và sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật giáo trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Trong đó có 20 phiên bản là tượng Phật được chế tác lại từ bản gốc với tỷ lệ nhỏ hơn 50-70%.

Bộ tháp thờ thời Lý, nguồn gốc Bắc Ninh.

67 bảo vật còn lại được thể hiện qua hệ thống hình ảnh, tư liệu, trích đoạn giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của từng bảo vật.

Kiến trúc sư Đinh Việt Phương - người phụ trách phần thiết kế mặt đất cho không gian triển lãm - chia sẻ hầu hết các bảo vật đều là nguyên gốc, không thể di chuyển ra khỏi chùa hay nơi lưu giữ, nên toàn bộ hiện vật tại triển lãm đều là bản mô phỏng hoặc ảnh chụp. Dù vậy, hệ thống trưng bày vẫn thể hiện đầy đủ giá trị tinh thần và nghệ thuật, giúp công chúng hiểu rõ hơn về di sản Phật giáo Việt Nam.

Quả cầu chủ đề Vesak 2025 có kích thước lớn nhất Việt Nam

Quả cầu chủ đề của Vesak 2025 có thiết kế màu trắng trang nhã, nổi bật với biểu tượng bánh xe Pháp luân cách điệu cùng hoa sen hồng. Đây là biểu tượng của sự giác ngộ, thanh tịnh và từ bi.

Quả cầu chủ đề của Vesak 2025.

Lễ thắp đèn hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới và trang trí hoa đăng lớn nhất

Tối 6/5, lễ thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình diễn ra tại Công viên văn hóa Láng Le (huyện Bình Chánh, TPHCM). Sự kiện thu hút khoảng 12.000 người tham dự. Đây là một trong những nghi thức tâm linh ý nghĩa và được mong chờ nhất của đại lễ.

60.000 hoa đăng được chuẩn bị, trong đó có 35.000 hoa đăng thắp gồm 20.000 hoa đăng giấy đốt nến, 10.000 hoa đăng chạy pin để dự phòng khi trời mưa và 5.000 hoa đăng nhựa được đặt quanh hồ, còn lại là hoa đăng trang trí.

Lễ thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình diễn ra tại huyện Bình Chánh, TPHCM.

Những ngọn hoa đăng giấy và hoa đăng pin được thả nhẹ nhàng trên mặt nước, cùng với 7 đóa sen lớn trang trí giữa hồ, kết thành một biển ánh sáng thiêng liêng, gửi gắm thông điệp cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Câu đối có kích thước lớn nhất Việt Nam

Câu đối chào mừng đại lễ là một tác phẩm nghệ thuật tâm linh độc đáo với tổng diện tích lên đến 140,4 m2. Tác phẩm thể hiện bằng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.

Việc sử dụng ba ngôn ngữ không chỉ thể hiện tinh thần quốc tế hóa của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 mà còn là cầu nối văn hóa giữa các dân tộc, tôn vinh giá trị phổ quát của Phật pháp đến với mọi tầng lớp, mọi quốc gia trên thế giới.

Câu đối được thiết kế với hình thức trang nghiêm, mỹ thuật tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc Phật giáo Á Đông, được đặt trang trọng tại khuôn viên chính của địa điểm tổ chức đại lễ.

Các tin khác

Từ 10.5, hộ gia đình, kinh doanh... trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng

Hôm nay (10.5), quyết định tăng giá điện bán lẻ chính thức có hiệu lực. Mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), theo đó, hộ gia đình dùng 500kW phải trả thêm hơn 65.000 đồng; hộ kinh doanh dịch vụ, trả thêm 332.000 đồng mỗi tháng.

Đồng Nai: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ

Rạng sáng 10.5, nhiều khu vực ở các huyện miền núi của Đồng Nai như Tân Phú, Định Quán có mưa to, khiến người tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai đã ra cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

5 quả hỗ trợ giải độc gan

Uống nước chanh, ăn quả mọng, bưởi hay kiwi đều có thể tăng cường chức năng gan, hỗ trợ quá trình giải độc nhờ các hợp chất thực vật tự nhiên.

Chưa bị thương có cần tiêm uốn ván?

Tôi làm nhân viên vệ sinh môi trường, được khuyên nên tiêm vaccine ngừa uốn ván dù chưa bị thương thì có đúng không? (Thanh Duy, 33 tuổi, Đà Nẵng)