Tài chính

Vốn chủ sở hữu VPBank vượt 100 nghìn tỷ, CAR tăng cao

Nguồn vốn dồi dào

Theo báo cáo tài chính quý 3 vừa phát hành, VPBank ghi nhận vốn chủ sở hữu hợp nhất đạt 102,27 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với cuối năm 2021, trở thành 1 trong 3 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống tại thời điểm hiện tại.

Trước đó, VPBank đã công bố phát hành cổ phiếu tăng cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu này - dự kiến trong tháng 11, vốn điều lệ của của ngân hàng này sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng, đưa VPBank vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo tiêu chuẩn Basel 2 của VPBank, theo đó, đã vươn lên xấp xỉ 15%, nằm trong top đầu toàn ngành.

Với nguồn vốn dồi dào như vậy, tiềm lực tài chính của ngân hàng đang ngày càng được củng cố, các chỉ tiêu an toàn hoạt động được bảo đảm, trở thành bệ đỡ giúp ngân hàng liên tục mở rộng các phân khúc kinh doanh chiến lược, đồng thời khai thác, đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, các yếu tố này đã và đang giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng về quy mô và chất lượng.

Vốn chủ sở hữu VPBank vượt 100 nghìn tỷ, CAR tăng cao - Ảnh 1.

Có thể kể tới việc ngân hàng này đầu tư mạnh tay vào nền tảng ngân hàng số VPBank NEO trong nỗ lực gia tăng các tính năng và tiện ích mới, cũng như nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thời gian vừa qua. Thành công của sự quyết liệt này là tăng trưởng trong quy mô khách hàng, với mức tăng 67% so với cùng kỳ ghi nhận tại thời điểm cuối tháng 9/2022. Kết thúc quý 3, số lượng khách hàng sử dụng app VPBank NEO đã lên tới con số 4,4 triệu. Trong khi đó, số lượng giao dịch 9 tháng đầu năm tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và tỷ lệ huy động tiền gửi kỳ hạn online tăng 15% so với cuối năm 2021.

Tương tự, các thương hiệu khác dưới tán ô VPBank như VPBank Prime, VPBank Diamond sau thời gian rót vốn và đưa vào khai thác để phục vụ phân khúc khách hàng trung lưu, Millennials và khách hàng ưu tiên đã từng bước mang tới các kết quả kinh doanh tích cực. Tới cuối quý 3 vừa qua, tổng số khách hàng ngân hàng hiện đang phục vụ trên mọi phân khúc đã tăng lên 21 triệu người.

Bên cạnh đó, mục tiêu khai thác cơ hội kinh doanh mới đã được VPBank triển khai ngay từ đầu năm, thông qua hoạt động M&A như mua lại công ty chứng khoán ASC và đổi tên thành VPBankS, nhằm khai thác tiềm năng của mảng chứng khoán, tư vấn và ngân hàng đầu tư. Ngoài ra, VPBank cũng đã mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm OPES, để tập trung phát triển mảng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bên cạnh mảng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang hợp tác với AIA. Trong 9 tháng đầu năm, hệ sinh mở rộng này đã bước đầu đóng góp vào doanh thu gộp của ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu VPBank vượt 100 nghìn tỷ, CAR tăng cao - Ảnh 2.

Lợi nhuận sinh sôi

Góp phần đưa nguồn vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng cao phải kể tới tăng trưởng khả quan của lợi nhuận trước thuế (PBT) hợp nhất trong 9 tháng đầu năm, khi tăng 68% so với cùng kỳ, đạt hơn 19,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, PBT của ngân hàng riêng lẻ tăng gần 82% so với cùng kỳ.

Nhờ đa dạng hóa nguồn thu, tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất của VPBank đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng hợp nhất trong 9 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng 59,2%, nhờ đó nâng tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động TOI của ngân hàng hợp nhất lên trên 30%. Tại ngân hàng riêng lẻ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 56% so với cùng kỳ.

Bán lẻ một lần nữa khẳng định vị thế trụ cột tại VPBank trong quý vừa qua, khi quy mô và tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng bán lẻ, bao gồm cho vay khách hàng cá nhân, SME và FE Credit, vươn lên đóng góp gần 70% tổng dư nợ cấp tín dụng của VPBank, với tăng trưởng đạt khoảng 20%, đưa ngân hàng vào top dẫn đầu thị trường trong mảng bán lẻ.

Dư nợ tín dụng hợp nhất của VPBank, theo đó, đạt 443 nghìn tỷ trong quý 3. Trong đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng riêng lẻ đạt 15,45%, cao hơn mức trung bình ngành là 10,96%. Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cũng đã tìm lại được đà tăng trưởng tích cực sau thời gian chạy đà 2 quý trước đó.

Tăng trưởng huy động hợp nhất và riêng lẻ được hợp lý hóa ở mức 8.4% và 11.9%, giúp tối ưu bảng cân đối và đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn thanh khoản, trong đó tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR) đạt mức 76% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 27%

Các chỉ số hiệu quả của ngân hàng hợp nhất như chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) đạt 22,3%, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3,5%, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22,5%, đưa VPBank trở thành 1 trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao hàng đầu thị trường.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Khi Gen Z tìm nhà: Chịu chi cả tỷ đồng cho căn bếp hay nội thất, hài lòng với việc thuê nhà

Nếu như thế hệ Z ưu tiên cho cảm xúc, trải nghiệm và ưa cái đẹp, họ có thể dành ra cả vài trăm đến hàng tỷ đồng đầu tư cho một căn bếp hay nội thất, thì thế hệ Y đề cao vị trí, giá trị sử dụng, yêu thích những thiết bị thông minh, tiện lợi. Còn những thế hệ lớn tuổi hơn lại quan tâm đến giá trị đầu tư, khả năng sinh lời của sản phẩm BĐS, theo Batdongsan.com.vn.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất, dự kiến tiếp tục hot đến năm 2025: Lương đến 50 triệu VNĐ/tháng, dù tuyển liên tục nhưng vẫn thiếu

Đây là ngành học đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đồng thời cũng không còn xa lạ tại Việt Nam vì sở hữu mức lương thưởng hấp dẫn, đặc tính năng động và sáng tạo cao. Nhờ thế, ngành này thường thu hút đông đảo mọi người theo đuổi.