Doanh nghiệp

VIS Rating: 3/4 công ty chậm trả trái phiếu có tỷ lệ đòn bẩy dưới 5

Quốc hội gần đây thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025, có hiệu lực từ 1/7, đưa ra quy định mới về giới hạn tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các công ty không đại chúng phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện có nợ phải trả (gồm giá trị trái phiếu dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.  

Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị phát hành trái phiếu để thực hiện dự án bất động sản; tổ chức tín dụng, bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...

Vietnam Investors Service (VIS Rating) đánh giá quy định mới sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ. 

"Dữ liệu của chúng tôi về toàn bộ các công ty không đại chúng ở Việt Nam trong 3 năm gần đây cho thấy chỉ có khoảng 25% các công ty có tỷ lệ này vượt quá 5 lần hoặc là vốn chủ sở hữu âm", theo báo cáo. 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đòn bẩy cao là một rủi ro tín dụng quan trọng đối với các tổ chức phát hành có xếp hạng tín nhiệm thấp. Tuy chuyên gia của VIS Rating nhận thấy trong 182 doanh nghiệp đã chậm trả trái phiếu có nguyên nhân chính không phải là đòn bẩy cao, mà là dòng tiền yếu và quản lý thanh khoản yếu kém.

Hơn nữa, chưa đến 1/4 trong số này có tỷ lệ đòn bẩy vượt quá 5 lần hoặc vốn chủ sở hữu âm, tỷ lệ trung bình của nhóm 3/4 còn lại chỉ là 2,8 lần, bằng xấp xỉ mức bình quân của các tổ chức phát hành khác không bị chậm trả trái phiếu.

Mặc dù tỷ lệ đòn bẩy ở mức vừa phải, 90% các tổ chức chậm trả trái phiếu không tạo ra đủ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để trả lãi định kỳ hoặc thiếu thanh khoản để trả khoản nợ gốc đến hạn.

Gần 40% trái phiếu chậm trả có kỳ hạn phát hành rất ngắn từ 1 đến 3 năm, thường được dùng cho các dự án dài hạn không tạo ra dòng tiền kịp thời.

Khi không có dòng tiền thu ổn định, các tổ chức phát hành phải phụ thuộc nhiều vào việc tái cấp vốn, nói cách khác là dùng nợ mới trả nợ cũ. Kết quả là 85% các trường hợp chậm trả xảy ra trong ba năm đầu tiên kể từ khi phát hành.

Ngoài ra, khoảng 40% số trái phiếu chậm trả có tài sản đảm bảo nhưng tài sản khó định giá hoặc khó thanh lý, ví dụ như như các khoản phải thu liên quan đến dự án bất động sản, hợp đồng hợp tác kinh doanh và quyền thu nhập từ dự án trong tương lai.

Việc thiếu cơ chế tái cơ cấu nợ hiệu quả và hạn chế trong việc áp dụng cách tiếp cận bằng pháp lý càng làm tăng tỷ lệ chậm trả.

Nhìn chung nhà đầu tư xem xét nhiều thứ hơn là đơn thuần nhìn vào đòn bẩy tài chính khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Việc đánh giá cần toàn diện hơn — bao gồm cả mục tiêu sâu xa phía sau việc phát hành trái phiếu, khả năng tạo dòng tiền bền vững của tổ chức phát hành, cũng như rủi ro trả nợ được giảm bớt thông qua tài sản bảo đảm giá trị cao hoặc bảo lãnh thanh toán của bên thứ ba uy tín.

Một yếu tố quan trọng không kém là nhà đầu tư phải đánh giá không chỉ rủi ro tín dụng ở cấp tổ chức phát hành mà còn cả các rủi ro cụ thể trong từng công cụ nợ. Những yếu tố này bao gồm thứ tự ưu tiên thanh toán, chất lượng tài sản bảo đảm và các cam kết pháp lý.

Khác với xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp — phản ánh tổng thể năng lực tín dụng — xếp hạng tín nhiệm trái phiếu phản ánh các điều khoản cụ thể của từng trái phiếu, cung cấp đánh giá chính xác hơn về rủi ro tín dụng. Đánh giá chi tiết như vậy giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn, phù hợp với mức độ rủi ro của từng trái phiếu.

Các tin khác

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.

Samsung sửa lỗi hao pin của One UI 7

Sau khi nâng cấp lên One UI 7, nhiều người dùng smartphone Galaxy của Samsung đã phản ánh về tình trạng pin cạn nhanh hơn bình thường.

5 thực phẩm bạn nên hạn chế vì chứa acrylamide gây ung thư

Để bảo vệ sức khỏe lâu dài, hãy ưu tiên thực phẩm nguyên chất, hạn chế món chiên, đồ ngọt và đồ uống có cồn. Việc thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho cơ thể bạn.

KSB nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng KCN Đất Cuốc

KCN Đất Cuốc được đầu tư bài bản với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy hoạch quốc gia. Với định hướng “hạ tầng chất lượng - dịch vụ tận tâm - đầu tư bền vững”, KSB đã và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng để các nhà đầu tư có thể triển khai sản xuất ngay từ ngày đầu nhận mặt bằng.

Ăn dầu thực vật hay mỡ động vật tốt hơn?

Nhiều người quan niệm ăn dầu thực vật tốt hơn vì hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì... so với mỡ động vật, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, quan điểm này chưa thật đầy đủ và chính xác.

Doanh nghiệp nêu loạt đề nghị hậu sáp nhập

Vẫn còn những băn khoăn nên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ các kiến nghị với Tuổi Trẻ mong được làm rõ, được hỗ trợ theo tinh thần thúc đẩy sự phát triển, giảm chi phí kinh doanh.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Phê bình Bộ Tài chính, yêu cầu hoàn thiện lại báo cáo

Liên quan đến vụ Tập đoàn Sơn Hải kiến nghị kết quả đấu thầu tại dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) có nhiều khuất tất, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã phê bình Bộ Tài chính không chỉ báo cáo "rất chậm" mà còn chưa thực hiện đúng các yêu cầu chỉ đạo liên quan đến vụ việc này.

LiveSpo và Phúc Khang bắt tay lan tỏa giá trị khoa học, vì một Việt Nam khỏe mạnh

Trong bối cảnh người Việt ngày càng quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe chủ động, sự hợp tác giữa LiveSpo Pharma và hệ thống nhà thuốc Phúc Khang được xem là bước tiến để lan tỏa những giá trị thiết thực đến với cộng đồng. Đây không chỉ là cái bắt tay giữa hai đơn vị cung ứng sản phẩm và phân phối, mà là một sự kết hợp mang tầm nhìn dài hạn: đưa các sản phẩm khoa học Việt đến gần hơn với người Việt.