Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nêu loạt đề nghị hậu sáp nhập

hậu sáp nhập - Ảnh 1.

Dự án căn hộ ở phường An Phú cũ,TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: VĂN TRUNG

Đa phần các ý kiến đều mong muốn có những văn bản hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp (DN) có thể đang hiểu đúng nhưng vẫn thấy "mông lung".

Ông Phạm Đức Toản (tổng giám đốc sàn EZ Land):

Mong tỉnh mới kế thừa phê duyệt của tỉnh cũ

hậu sáp nhập - Ảnh 2.

Việc sáp nhập các tỉnh, các xã bước đầu có ảnh hưởng tới việc triển khai dự án tại các địa phương. Chẳng hạn việc sáp nhập các tỉnh cũ Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ để thành lập tỉnh Phú Thọ mới, DN đang đấu thầu đất làm dự án ở tỉnh Hòa Bình cũ, dự kiến 4-7 tới mở thầu. 

Khi nộp hồ sơ dự thầu DN nộp ở tỉnh Hòa Bình, giờ tỉnh Hòa Bình không còn thì DN chưa biết quá trình tổ chức đấu thầu sẽ được chuyển tiếp như thế nào, ai sẽ là người quản lý dự án tiếp theo, ai sẽ là người chấm thầu. 

DN đang loay hoay không biết việc chuyển tiếp thực hiện dự án sẽ theo cơ chế nào, sẽ nộp hồ sơ dự thầu ở Hòa Bình hay Phú Thọ.

Vấn đề nữa là chuyển tiếp các văn bản pháp lý. Ví dụ DN đang thực hiện dự án ở địa phương A, khi nhập về địa phương B, tỉnh mới có rà lại pháp lý triển khai dự án hay không? Bởi thời gian qua DN làm theo quy hoạch của tỉnh cũ, nên có lo ngại khi nhập về tỉnh mới quy hoạch có thể thay đổi.

Bên cạnh đó, về đầu mối giải quyết công việc, mỗi tỉnh, thành phố đều có quy chế làm việc khác nhau. Giờ các tỉnh nhập lại, DN không biết sẽ phải làm việc tiếp với đơn vị nào. Vì cùng một dự án bất động sản nhưng tỉnh A giao cho Sở Xây dựng quản lý, tiến hành tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư, nhưng tỉnh B lại do ban quản lý dự án, tỉnh C lại giao cho Sở Tài chính. Cán bộ quản lý dự án cũng có thể thay đổi nên bước đầu DN có phần "mông lung".

Chúng tôi kiến nghị: về đầu mối công việc, các tỉnh mới sau sáp nhập phải công bố rõ ràng ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Cần có văn bản hướng dẫn sớm để DN biết và thực hiện.

Thứ hai, các DN làm dự án nhà ở, bất động sản mong muốn được chuyển tiếp tất cả các văn bản pháp lý liên quan tới dự án từ tỉnh cũ sang tỉnh mới. Bởi nếu dừng lại, rà soát, yêu cầu làm lại từ đầu thì DN thiệt hại rất lớn, có nguy cơ "vỡ trận". Các bước thủ tục liên quan đến dự án đã được tỉnh cũ phê duyệt rồi thì tỉnh mới cần kế thừa để triển khai tiếp dự án.

Ông Phạm Thanh Hưng (phó chủ tịch Cen Group):

Kỳ vọng công khai những hướng dẫn cụ thể

hậu sáp nhập - Ảnh 3.

Trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay có sự thay đổi lớn về đầu mối, cá nhân giải quyết công việc, thẩm quyền giải quyết. Không chỉ lĩnh vực bất động sản mà nhiều lĩnh vực khác trong thời gian qua các cơ quan quản lý bận sắp xếp lại tổ chức nên chưa giải quyết thủ tục cho DN. 

Thực tế này đã diễn ra vài tháng qua khi sáp nhập các bộ, ngành, giờ là sáp nhập các tỉnh, xã. Điều này dễ hiểu vì tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng lớn. Tôi chỉ mong các cơ quan quản lý sớm ổn định để hỗ trợ DN, người dân trên nguyên tắc xử lý chuyển tiếp, không hồi tố những gì đã phê duyệt từ trước.

Để thuận tiện cho DN, người dân đến làm thủ tục về đầu tư kinh doanh, kiến nghị các cơ quan cũ trước khi đóng cửa nên công bố công khai các thủ tục tiếp theo sẽ do cơ quan mới nào giải quyết, các cơ quan mới thành lập sau khi sáp nhập các tỉnh, các xã cũng cần công khai thông tin về việc nơi đây sẽ tiếp nhận giải quyết các thủ tục gì để dễ thực hiện.

Vẫn còn những "lăn tăn"

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-7, ông Nguyễn Văn Thứ, chủ tịch HĐQT Công ty GC Food, cho biết đơn vị đã thông tin cho các đối tác về việc thay đổi địa chỉ mới, bao bì cũng được cập nhật địa chỉ mới nên cơ bản đang diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có một số thủ tục liên quan đến việc đăng ký đất đai, chứng nhận để vay ngân hàng, thủ tục liên quan... hiện nay còn "lăn tăn".

"Trước đây đất ở tỉnh nào thì công chứng tỉnh đó không công chứng ngoài tỉnh, nhưng giờ sáp nhật thì không biết có thay đổi gì không. Ví dụ giờ có đất ở Bà Rịa - Vũng Tàu muốn vay ngân hàng thì giấy tờ, hồ sơ công chứng tại tỉnh cũ hay phải lên TP.HCM", ông Thứ nói.

Các tin khác

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.

Samsung sửa lỗi hao pin của One UI 7

Sau khi nâng cấp lên One UI 7, nhiều người dùng smartphone Galaxy của Samsung đã phản ánh về tình trạng pin cạn nhanh hơn bình thường.

5 thực phẩm bạn nên hạn chế vì chứa acrylamide gây ung thư

Để bảo vệ sức khỏe lâu dài, hãy ưu tiên thực phẩm nguyên chất, hạn chế món chiên, đồ ngọt và đồ uống có cồn. Việc thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho cơ thể bạn.

KSB nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng KCN Đất Cuốc

KCN Đất Cuốc được đầu tư bài bản với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy hoạch quốc gia. Với định hướng “hạ tầng chất lượng - dịch vụ tận tâm - đầu tư bền vững”, KSB đã và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng để các nhà đầu tư có thể triển khai sản xuất ngay từ ngày đầu nhận mặt bằng.

Ăn dầu thực vật hay mỡ động vật tốt hơn?

Nhiều người quan niệm ăn dầu thực vật tốt hơn vì hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì... so với mỡ động vật, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, quan điểm này chưa thật đầy đủ và chính xác.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Phê bình Bộ Tài chính, yêu cầu hoàn thiện lại báo cáo

Liên quan đến vụ Tập đoàn Sơn Hải kiến nghị kết quả đấu thầu tại dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) có nhiều khuất tất, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã phê bình Bộ Tài chính không chỉ báo cáo "rất chậm" mà còn chưa thực hiện đúng các yêu cầu chỉ đạo liên quan đến vụ việc này.

LiveSpo và Phúc Khang bắt tay lan tỏa giá trị khoa học, vì một Việt Nam khỏe mạnh

Trong bối cảnh người Việt ngày càng quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe chủ động, sự hợp tác giữa LiveSpo Pharma và hệ thống nhà thuốc Phúc Khang được xem là bước tiến để lan tỏa những giá trị thiết thực đến với cộng đồng. Đây không chỉ là cái bắt tay giữa hai đơn vị cung ứng sản phẩm và phân phối, mà là một sự kết hợp mang tầm nhìn dài hạn: đưa các sản phẩm khoa học Việt đến gần hơn với người Việt.