Xã hội

PMI Việt Nam tụt xuống thứ 5 trong ASEAN, thấp hơn Thái Lan, Philippines, Malaysia và Myanmar

Theo báo cáo từ S&P Global, trong tháng 6, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI) ngành sản xuất Việt Nam (PMI) giảm nhẹ xuống 48,9 điểm từ mức 49,8 điểm của tháng 5. Đây cũng là tháng thứ 3 PMI dưới ngưỡng 50 điểm, đồng thời lượng đơn hàng mới đang ở mức thấp nhất trong hai năm.

Xu hướng sụt giảm cũng bao trùm cả ASEAN khi chỉ số PMI ngành sản xuất của khu vực này đạt 48,6 điểm trong tháng 6, giảm so với 49,2 điểm của tháng 5 cho thấy những tác động nghiêm trọng của thuế đối ứng từ Mỹ.

So với khu vực, PMI ngành sản xuất của Việt Nam cao hơn đôi chút so mức trung bình ASEAN nhưng thấp hơn ba quốc gia, gồm: Thái Lan,Philippines và Singapore.

Cụ thể, Thái Lan là quốc gia đang dẫn đầu chỉ số PMI ngành sản xuất trong khu vực ASEAN khi tới 51,7 điểm, tiếp tục tăng so với mức 51,2 điểm của tháng trước.

Đây đã là tháng thứ 2 liên tiếp, chỉ số PMI của Thái Lan nằm trên ngưỡng 50 điểm. Thái Lan cũng là một trong 4 quốc gia có chỉ số PMI tăng trong tháng 6 cùng với Philippines, Malaysia và Myanmar.

Đứng thứ hai là Philippines với chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 6 đạt 50,7 điểm, tăng từ mức 50,1 điểm của tháng 5. Đây là sự phục hồi nhẹ sau khi PMI tháng 5 của nước này giảm mạnh từ mức 53 điểm trong tháng 4.

Tiếp theo là Malaysia, trong tháng 6, PMI ngành sản xuất của Malaysia đạt 49,3 điểm, tăng từ mức 48,8 điểm của tháng 5.

PMI ngành sản xuất ASEAN. (Nguồn: S&P Global).

Đứng thứ 4 trong số các quốc gia mà S&P Global công bố chỉ số PMI là Myanmar với mức điểm PMI tăng từ mức 47,6 điểm của tháng 5 lên 49 điểm trong tháng 6.

Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 5 trong số các quốc gia được S&P Global công bố chỉ số PMI. Với PMI đạt 48,9 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam báo hiệu sự suy giảm nhẹ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm sắp hết nửa đầu năm.

Tiếp đến là Indonesia với PMI ngành sản xuất đạt 46,9 điểm, giảm so với mức 47,4 điểm của tháng trước. Đây là quốc gia đứng áp chốt trong số các 7 quốc gia ASEAN được S&P Global công bố chỉ số PMI và thấp hơn đáng kể mức PMI trung bình toàn khu vực.

Cuối cùng là Singapore, cú rơi của tháng 6 khiến Singapore từ quốc gia có chỉ số PMI ngành sản xuất cao nhất ASEAN khi đạt 51,5 điểm xuống chỉ còn dưới 50 điểm.

Sức khoẻ ngành sản xuất ASEAN đang xấu đi

Theo đánh giá từ S&P Global, ngành sản xuất ASEAN đã suy giảm vào tháng đầu quý II và những tháng tiếp theo tiếp tục báo hiệu sự suy giảm của các điều kiện hoạt động. Trên thực tế, tháng 6 ghi nhận tình trạng xấu đi rõ nhất của sức khỏe ngành sản xuất kể từ tháng 8/2021.

Mức giảm mạnh hơn của số lượng đơn đặt hàng mới đi kèm với việc cắt giảm đáng kể số lượng nhân viên và hoạt động mua sắm. Mặc dù sản lượng cũng giảm nhưng mức giảm chỉ là nhẹ.

Hơn nữa, mặc dù triển vọng sản lượng trong năm tới là rất lạc quan, niềm tin kinh doanh đã giảm nhẹ kể từ tháng 5 và hiện ở mức thấp so với lịch sử khảo sát. Điều này cho thấy ngành sản xuất ASEAN tiếp tục có kết quả hoạt động yếu kém.

Cả số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đều giảm kể từ tháng 4. Số liệu gần đây cho thấy sự suy giảm mạnh hơn của số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất hàng hóa ASEAN, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2021. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới một lần nữa chịu ảnh hưởng của việc giảm nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa ASEAN, và tình trạng giảm này tiếp tục trầm trọng hơn.

Trên thực tế, tốc độ giảm số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới là mạnh và đáng kể nhất trong tám tháng. Trong khi đó, mức giảm sản lượng vẫn là nhẹ, và tốc độ giảm là tương đương với mức được ghi nhận trong tháng 5.

Các công ty sản xuất khu vực ASEAN điều chỉnh hoạt động mua hàng hóa đầu vào và tuyển dụng việc làm phù hợp với tình trạng nhu cầu đang yếu đi. 

Cả hai số liệu liên quan đều giảm mạnh hơn, trong đó số liệu về nhân công giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2021. Kết quả hoạt động kém kỳ này của ngành sản xuất ASEAN đi kèm với áp lực lạm phát thấp so với lịch sử chỉ số.

Tốc độ tăng giá đầu vào tiếp tục giảm kể từ tháng 5, cho thấy gánh nặng chi phí chỉ tăng nhẹ, và tốc độ tăng là chậm nhất trong hơn 5 năm. Mặc dù, tốc độ tăng giá đầu ra đã nhanh hơn trong tháng, các nhà sản xuất chỉ tăng nhẹ giá bán hàng.

Trong khi các nhà sản xuất hàng hóa lạc quan về khả năng tăng sản lượng trong năm tới, mức độ lạc quan nói chung đã giảm và là thấp hơn trung bình của lịch sử chỉ số. Tâm lý kinh doanh hiện là một trong hai mức kém lạc quan nhất kể từ tháng 7/2020, ám chỉ hiệu suất hoạt động của ngành sản xuất sẽ giảm trong năm tới.

Bình luận về dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN, ông Maryam Baluch, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng, ngành sản xuất ASEAN kết thúc nửa đầu năm với kết quả đáng lo ngại, với chỉ số toàn phần giảm xuống mức thấp của 46 tháng. Sản lượng tiếp tục giảm, và số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng, và việc làm đều giảm mạnh hơn.

"Mặc dù áp lực lạm phát giảm có thể hỗ trợ một phần cho ngành sản xuất trong việc phục hồi doanh số bán hàng, rủi ro suy giảm hiện nay xuất phát từ tình hình quốc tế đang căng thẳng và những công bố liên quan đến thuế quan khiến cho triển vọng cho năm tới là không chắc chắn”,ông Maryam Baluch nói.

Các tin khác

Có thể phát hiện ung thư sớm hơn 3 năm so với chẩn đoán thông thường

Một nghiên cứu ban đầu cho thấy huyết tương có thể chứa những thay đổi về DNA giúp phát hiện ung thư sớm hơn nhiều năm so với các xét nghiệm chẩn đoán hiện có. Nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí Cancer Discovery, đã tìm thấy dấu vết DNA tự do từ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư đã chết trong huyết tương ba năm trước khi được chẩn đoán.

Một thói quen giúp bạn sống thọ

Ngủ đủ giấc, trung bình 7 - 9 tiếng mỗi đêm, là thói quen số một được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nếu muốn sống thọ.