Xã hội

Cảnh báo liên quan trào lưu khoe CCCD sau sáp nhập

Từ ngày 1/7, người dân có thể tra cứu thông tin chi tiết về địa chỉ thường trú, quê quán sau sáp nhập tỉnh trực tiếp trên ứng dụng định danh điện tử VNeID. Việc cập nhật dữ liệu mới sau khi các địa phương được hợp nhất đang diễn ra đồng bộ, theo đúng chuẩn hóa của Bộ Công an.

Ngay khi tính năng này được triển khai, mạng xã hội lập tức xuất hiện "làn sóng" chia sẻ hình ảnh thẻ căn cước điện tử mới đã cập nhật địa danh sau sáp nhập như một cách "bắt trend". Nhiều tài khoản tỏ ra thích thú khi được gắn với tên gọi mới của quê hương, xem đây là một dấu mốc chuyển mình trong cuộc đời và không ngần ngại đăng tải đầy đủ ảnh mặt trước CCCD, kèm theo các thông tin về địa chỉ, quê quán, ngày tháng năm sinh...

Cảnh báo liên quan trào lưu khoe CCCD sau sáp nhập- Ảnh 1.

Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, hành động tưởng như vô hại này tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Việc công khai toàn bộ thông tin cá nhân có thể khiến người dùng trở thành mục tiêu lý tưởng cho các đối tượng xấu.

Chia sẻ với VTV, đại diện Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, với sự phát triển của công nghệ nhận diện hình ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo... các hệ thống có thể tự động phân tích và thu thập thông tin, từ đó có được chi tiết về địa chỉ, thậm chí cả số CCCD của người dùng nếu không che kỹ. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để xây dựng hồ sơ cá nhân, phục vụ cho việc giả mạo, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hoặc mạo danh làm các giấy tờ giả.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ việc lừa đảo từ mạo danh cá nhân, tổng số thiệt hại lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ hình ảnh CCCD hay bất kỳ giấy tờ cá nhân nào lên các nền tảng công khai. ''Hãy che kỹ các thông tin như số căn cước, địa chỉ, mã QR. Đồng thời, nên kiểm tra kỹ các quyền riêng tư khi đăng bài và luôn cảnh giác với các liên hệ bất thường sau khi thông tin bị lộ lọt'', đại diện Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo.

Các tin khác

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Nhiều doanh nghiệp khất nợ lãi trái phiếu

Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh không thể trả tiền lãi gần 10 tỷ đồng, Công ty CP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Mê Kông chậm thanh toán lãi trái phiếu gần 31 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đại Thịnh Phát khất nợ 5 tỷ đồng tiền lãi của trái phiếu.

Sunshine Group livestream BĐS, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện

Tối 1/7/2025, Sunshine Group “chơi lớn” khi lần đầu tiên đưa một chương trình livestream BĐS lên sóng truyền hình quốc gia, phát trực tiếp đồng thời tại ứng dụng (Noble App) - đột phá phương thức bán BĐS qua hình thức “đặt giá kín” với giá khởi điểm chỉ bằng 50% giá thị trường, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách trúng đặt giá nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ người trẻ được mua nhà với giá hợp lý.

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.

"Không ai mang cọc và rào sắt ra chôn ở giữa đường để phân làn"

Cho ý kiến về việc một số tuyến đường Hà Nội đang dùng cọc và hàng rào sắt chôn, giăng giữa đường để phân làn xe, các chuyên gia, nhà khoa học và cả CSGT Hà Nội cho rằng, vừa không đúng quy định vừa gây nhếch nhác, thậm chí tiềm ẩn gây tai nạn giao thông.