Khởi nghiệp

Đề xuất đưa startup định giá 100 triệu USD thành chuẩn kỳ lân Việt Nam

Nói với VnExpress, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đề xuất một chuẩn kỳ lân trong nước để Việt Nam vươn mình trong lĩnh vực đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo tại khu vực.

Đề xuất này đưa ra trong bối cảnh "bộ tứ trụ cột" chính sách được ban hành, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cùng tầm nhìn đưa Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ tại một sự kiện, tháng 11/2024. Ảnh: Dương Tâm

Cụ thể, ông Quất cho rằng một chuẩn kỳ lân thấp hơn thế giới, ở mức định giá 100 triệu USD, sẽ tạo đà cho startup trong nước phát triển. Mức trên bằng một phần mười chuẩn thế giới. Trên thế giới, kỳ lân (unicorn) là thuật ngữ chỉ các startup có định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Doanh nghiệp khởi nghiệp có định giá từ 100 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD thường được gọi là soonicorn, tiềm năng trở thành unicorn trong tương lai.

Việt Nam có 4 unicorn gồm VNG, VNLife, MoMo và Sky Mavis, cùng hàng chục soonicorn theo chuẩn thế giới. Ông Quất nhận định nếu Việt Nam có chuẩn unicorn trong nước và tập trung hỗ trợ, ươm tạo được 20-30 startup này đến năm 2030, chúng ta có thể có 5-7 kỳ lân chuẩn thế giới trong tương lai, định giá tỷ USD.

Việt Nam mất 6 năm để có thêm kỳ lân, sau khi có unicorn được định giá 1 tỷ USD vào năm 2014. Doanh nghiệp Việt khó thành kỳ lân bởi thiếu thị trường, vốn ít và không có cố vấn chiến lược (mentor) đủ tầm giúp họ vươn ra toàn cầu. Thêm vào đó, họ cũng thiếu nguồn nhân lực chuyên gia chất lượng cao. Cục trưởng Phạm Hồng Quất nói những nhân lực này thường được đào tạo hoặc làm việc ở nước ngoài, bởi chương trình đào tạo trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mang hoài bão lớn.

Thiếu nhiều yếu tố quan trọng, các soonicorn Việt Nam khó và mất nhiều thời gian để tự thân phát triển thành unicorn. "Chúng ta cần hỗ trợ startup, và có cơ chế riêng để họ có thể tăng trưởng nhanh", lãnh đạo Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ nói.

Thực tế, theo báo cáo Đầu tư Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Bộ Tài chính và Quỹ đầu tư Do Ventures công bố năm ngoái, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2021, ở mức 1,4 tỷ USD. Nguồn vốn này liên tục sụt giảm trong các năm tiếp theo, còn 523 triệu USD vào năm 2023.

Giữa "mùa đông" gọi vốn của startup, ông Quất cho rằng cần tạo thị trường đầu tư mạo hiểm ngay trong nước, thay vì để startup Việt phải ra nước ngoài gọi vốn.

Số thương vụ và giá trị đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giai đoạn 2013-2023. Nguồn: NIC, Do Ventures

Trước đó, nói tại buổi họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 hôm 30/6, ông Phạm Hồng Quất cho rằng Việt Nam có thể tham khảo cách Singapore tạo lập thị trường hút vốn đầu tư mạo hiểm. Chính phủ của quốc đảo sư tử sử dụng quỹ đầu tư mạo hiểm từ ngân sách Nhà nước, đối ứng cùng tư nhân để kích hoạt thị trường vốn.

Thêm vào đó, dòng vốn từ Nhà nước cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư, người dùng, từ đó mở ra thị trường ban đầu cho các mô hình kinh doanh mới. "Niềm tin của doanh nghiệp rất quan trọng. Rất nhiều nhà đầu tư đã hỏi tôi cách tham gia vào thị trường Việt Nam", ông Quất nói.

Ông khuyến nghị Việt Nam hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm tương tự, tức sử dụng một phần ngân sách Nhà nước, cùng sự tham gia của khu vực tư nhân, để mở ra thị trường đầu tư mạo hiểm ngay trong nước. Bởi một thị trường mạo hiểm trong nước sẽ nuôi dưỡng và giữ chân nhân tài, thậm chí hút người tài Việt từ nước ngoài trở về. Từ đó, dòng vốn mạo hiểm nước ngoài sẽ theo chân nhân tài về Việt Nam.

Các tin khác

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Nhiều doanh nghiệp khất nợ lãi trái phiếu

Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh không thể trả tiền lãi gần 10 tỷ đồng, Công ty CP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Mê Kông chậm thanh toán lãi trái phiếu gần 31 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đại Thịnh Phát khất nợ 5 tỷ đồng tiền lãi của trái phiếu.

Sunshine Group livestream BĐS, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện

Tối 1/7/2025, Sunshine Group “chơi lớn” khi lần đầu tiên đưa một chương trình livestream BĐS lên sóng truyền hình quốc gia, phát trực tiếp đồng thời tại ứng dụng (Noble App) - đột phá phương thức bán BĐS qua hình thức “đặt giá kín” với giá khởi điểm chỉ bằng 50% giá thị trường, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách trúng đặt giá nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ người trẻ được mua nhà với giá hợp lý.

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.

"Không ai mang cọc và rào sắt ra chôn ở giữa đường để phân làn"

Cho ý kiến về việc một số tuyến đường Hà Nội đang dùng cọc và hàng rào sắt chôn, giăng giữa đường để phân làn xe, các chuyên gia, nhà khoa học và cả CSGT Hà Nội cho rằng, vừa không đúng quy định vừa gây nhếch nhác, thậm chí tiềm ẩn gây tai nạn giao thông.