Chứng khoán

Vingroup vượt BIDV trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai sàn chứng khoán, vốn hóa chỉ kém 1 ngân hàng

Tóm tắt:
  • Cổ phiếu Vingroup (VIC) đã tăng gần 75% trong 2 tháng, đạt mức 69.600 đồng/cp.
  • Vốn hóa thị trường của Vingroup vượt 266.000 tỷ đồng, trở thành một trong những doanh nghiệp giá trị nhất sàn.
  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện có tài sản xấp xỉ 135.500 tỷ đồng, đứng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Vingroup đặt mục tiêu doanh thu 300.000 tỷ đồng và lợi nhuận 10.000 tỷ đồng trong năm 2025.
  • Các lĩnh vực như VinFast, Vinhomes, Vinpearl, và Vincom Retail đều có kế hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
 - Ảnh 1.

Tiếp đà bứt phá, cổ phiếu Vingroup (mã VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhuộm sắc tím, “trắng bên bán” trong phiên đầu tuần 14/4. Đây đã là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của mã này. Cú bật tăng đẩy thị giá VIC lên mức 69.600 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 8/2023. Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, cổ phiếu này đã tăng gần 75%.

 - Ảnh 2.

Cổ phiếu tăng mạnh đẩy vốn hóa thị trường của Vingroup vượt mức 266.000 tỷ đồng (10,4 tỷ USD). Con số này đưa tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng vượt qua BIDV để trở lọt vào top doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất sàn chứng khoán. Vốn hóa của Vingroup hiện chỉ kém “ông lớn” Nhà nước là Vietcombank (~331.400 tỷ đồng), củng cố vị trí tập đoàn tư nhân lớn nhất thị trường chứng khoán.

 - Ảnh 3.

Cổ phiếu VIC “bốc đầu” đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt. Bên cạnh 691,27 triệu cổ phiếu VIC nắm giữ trực tiếp, Chủ tịch Vingroup còn gián tiếp sở hữu thông qua 2 pháp nhân liên quan là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam và CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI.

Ước tính, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện đã xấp xỉ 135.500 tỷ đồng (5,3 tỷ USD). Con số này giúp Chủ tịch Vingroup vững vàng ở vị trí người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, bỏ xa những cái tên phía sau như ông Trần Đình Long, Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Phương Thảo….

Còn theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản tại ngày 14/4 lên đến 8,4 tỷ USD. Con số này đưa Chủ tịch Vingroup leo lên vị trí thứ 342 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, tăng 193 bậc so với thời điểm bước vào năm 2025.

 - Ảnh 4.

Kế hoạch cao kỷ lục

Ngày 24/4 tới đây, Vingroup sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Hà Nội. Theo tài liệu mới công bố, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với thực hiện năm 2024. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp mục tiêu đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 90%.

 - Ảnh 5.

Về kế hoạch hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh năm 2025, VinFast đặt mục tiêu tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh mẽ với sản lượng bán giao tối thiểu gấp đôi năm 2024. Tại thị trường Việt Nam, VinFast hướng đến việc tiếp tục dẫn đầu thị trường xe điện, thúc đẩy xu hướng chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện. Song song, VinFast sẽ tiếp tục tập trung mở rộng mạng lưới phân phối và cải thiện dịch vụ. Trong năm 2025 VinFast sẽ bàn giao các sản phẩm thuộc dòng xe dịch vụ (dòng Green) nhằm khai thác tiềm năng lớn trong lĩnh vực vận tải và taxi.

Tại các thị trường quốc tế, VinFast sẽ đẩy mạnh khai thác các thị trường mục tiêu ở Indonesia, Philippines và Ấn Độ, với sự hỗ trợ từ chiến lược hệ sinh thái thúc đẩy di chuyển xanh, đồng thời đưa vào vận hành các nhà máy mới tại Indonesia và Ấn Độ từ năm 2025.

Trong lĩnh vực Bất động sản nhà ở, Vinhomes đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường bất động sản với việc mở bán và phát triển các khu đô thị quy mô lớn, tạo lập giá trị đặc địa và kết nối giao thông thuận lợi. Những khu đô thị này tích hợp các tiện ích đa dạng của hệ sinh thái Vingroup, đồng thời sở hữu các công trình biểu tượng, tạo nên không gian sống đẳng cấp, kiến tạo môi trường sống lý tưởng với cộng đồng cư dân “xanh – thông minh – tinh túy theo tiêu chí ESG”.

Trong lĩnh vực Du lịch nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí, năm 2025 Vinpearl đ ặt mục tiêu duy trì nhận diện là thương hiệu nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn số một của khách hàng nội địa trong các kỳ nghỉ lễ. Kế hoạch kinh doanh của Vinpearl bao gồm việc tiếp tục triển khai chiến lược nâng cấp trải nghiệm khách hàng và vận hành kinh doanh, tập trung vào ba trọng tâm chính: khai thác các điểm đến du lịch trọng điểm tại miền Trung, Đông và Đồng Nam Á, đồng thời củng cố vị thế tại thị trường du lịch nội địa với các sản phẩm nghỉ dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu hợp tác với các đại lý trực tuyến, và phát triển mạnh các dòng sản phẩm theo hướng lưu trú kết hợp hội nghị, hội thảo (du lịch sự kiện), hướng đến việc biến MICE trở thành nguồn khách chiến lược của Vinpearl.

Với định hướng bền vững, Vinpearl không chỉ khẳng định vị thế hãng đầu trong chuỗi các mô hình mở rộng tâm ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và môi trường, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới – nghỉ dưỡng an toàn, gắn kết cộng đồng, đề cao các giá trị văn hóa và bản địa.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Vincom Retail đặt mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường, tăng trưởng số lượng khách và lợi nhuận thông qua tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ, và trải nghiệm khách hàng.

Các tin khác

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ”. Mức tăng này cũng đưa VPBank vào nhóm những ngân hàng có kế hoạch tăng quy mô tài sản cao nhất năm nay.

21 loạt đại bác chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch, theo nghi thức cấp Nhà nước. Đội pháo nghi lễ của Quân đội nhân dân Việt Nam tại khu vực Hoàng thành Thăng Long thực hiện nghi thức bắn 21 loạt đại bác chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đúng vào lúc quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc được cử hành tại Phủ Chủ tịch.