VinaCapital vừa công bố báo cáo tóm tắt tình hình của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam, phác thảo những kỳ vọng trong 5 tháng cuối năm, và đưa ra lý giải về sự phân hóa giữa mức sụt giảm của VN-Index so với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022.
Việc công bố số liệu thống kê kinh tế tháng 7 của Việt Nam vào tuần trước không chỉ củng cố dự báo về tăng trưởng GDP, mà còn cho thấy nền kinh tế của đất nước sẽ có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ trong quý hiện tại.
Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm nay và ít nhất 10% trong quý III khiến VinaCapital tin rằng dự báo đồng thuận về tăng trưởng thu nhập 16% trong năm nay của Việt Nam là quá thận trọng.
"Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng thu nhập sẽ vượt quá 20% trong năm nay, được minh chứng bởi nền kinh tế phát triển vững chắc của Việt Nam - trái ngược hoàn toàn với thị trường chứng khoán Mỹ, được kỳ vọng tăng trưởng thu nhập cao có vẻ không thực tế, đặc biệt là với triển vọng kinh tế xấu đi của quốc gia này".
Mặt khác, doanh thu và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế trong nước. Đó là lý do thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ của kinh tế nội địa.
Sự phân hóa giữa kinh tế & TTCK Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 37% vào năm 2021, nhờ mức lợi nhuận tăng 36%. Sự đồng thuận kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 16% trong năm 2022 và kỳ vọng của VinaCapital về tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong năm nay được minh chứng bởi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. Tất cả những điều này cho thấy VN-Index hiện tại đang giảm 17% so với đầu năm là điều đáng ngạc nhiên.
Việc Fed tăng lãi suất đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán toàn cầu (S&P500 hiện giảm 14% so với đầu năm), nhưng các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ bù đắp cho tâm lý kém khả quan của thị trường chứng khoán Mỹ và các thị trường khác.
Tuy nhiên, lý do chính dẫn đến tâm lý ảm đạm gần đây của nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam là việc Chính phủ áp dụng chính sách xử lý các hành vi bất hợp pháp của một số công ty bắt đầu vào cuối tháng 3. Quá trình này xử lý các công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu đó để đầu cơ trên thị trường chứng khoán.
Sự kiện này đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, nhưng những nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện năng lực quản trị doanh nghiệp và nâng cao tính minh bạch cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
VinaCapital lưu ý rằng tác động của vấn đề này đã giảm trong những tuần gần đây và Việt Nam đã có xếp hạng minh bạch và tính ổn định chính trị cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo của "Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế & Chính trị".
Việt Nam có mức định giá thấp nhất và đứng thứ 2 về tăng trưởng lợi nhuận trong ASEAN. (Nguồn: VinaCapital)
Kinh tế trưởng của VinaCapital dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có một đợt sụt giảm tiếp theo, và có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng kỳ vọng Fed sẽ điều chỉnh các kế hoạch tăng lãi suất.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là một trong những thị trường hưởng lợi lớn nhất từ sự xoay chuyển của Fed vì Việt Nam có mức định giá giá hấp dẫn nhất trong khu vực, cùng với mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến cao thứ hai chỉ sau Indonesia. Hơn nữa, chất lượng của lợi nhuận doanh nghiệp của Việt Nam hiện tốt hơn nhiều so với Indonesia và các nước khác trong khu vực.
"Nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn tích cực hơn chúng tôi mong đợi vào đầu năm, nhưng sức mạnh đó không được phản ánh vào giá cổ phiếu vì ảnh hưởng đến từ việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ và xử lý cải cách gần đây ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng EPS (Earnings Per Share) trên 20% trong năm 2022 sẽ hỗ trợ sự phục hồi của VN-Index vào cuối năm 2022 (thu nhập doanh nghiệp tăng 36% đã thúc đẩy VN-Index