Bất động sản

Việt Nam sẽ có nhà ga hiện đại bậc nhất tại TP đảo đầu tiên của cả nước, biểu tượng phượng hoàng sải cánh

Sân bay hiện đại tại thành phố đảo Phú Quốc

Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

Đây là một trong những cửa ngõ quan trọng kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới, đóng vai trò chiến lược, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội nghị đã công bố Quyết định 427/QĐ-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2025 Bộ trưởng Bộ Xây về việc phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự; với nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc khoảng 1.050,1 ha.

Mục tiêu quy hoạch thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm và 25.000 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là tàu bay Boeing B747, B787, Airbus A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng đạt cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO), có công suất khoảng 18 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm.

Đối với hệ thống đường cất hạ cánh, thời kỳ 2021-2030 quy hoạch kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu về hai phía đạt kích thước 3.500 m x 45 m; quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 có kích thước 3.300 m x 45 m, cách tim đường cất hạ cánh hiện hữu về phía Bắc khoảng 360 m, kích thước lề vật liệu theo quy định.

Tầm nhìn đến năm 2050: giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh đã được quy hoạch trong giai đoạn trước.

Điểm nhấn của cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là nhà ga hành khách, lấy ý tưởng từ cánh chim phượng hoàng sải cánh bay lên, tượng trưng cho vị thế quốc gia và niềm kiêu hãnh dân tộc.

Thời kỳ 2021-203, quy hoạch sân đỗ trước nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ hiện hữu đáp ứng khoảng 30 vị trí đỗ máy bay, có khả năng mở rộng tại khu đất dự trữ phát triển sân đỗ; quy hoạch sân đỗ tàu bay khu vực nhà khách VIP/hàng không chung để bảo đảm khai thác đồng bộ.

Tầm nhìn đến năm 2050: mở rộng sân đỗ đáp ứng khoảng 45 vị trí đỗ máy bay; dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.

Tại lễ công bố, trước thềm APEC 2027, Cảng HKQT Phú Quốc sẽ tiến hành xây mới nhà ga T2 theo thiết kế hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Theo đó, nhà ga T2 của Cảng HKQT Phú Quốc sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, gồm khu ga quốc tế, nội địa, trung tâm thương mại và triển lãm. Nhà ga tích hợp công nghệ vận hành hiện đại như hệ thống phân loại hành lý tự động, nhận diện sinh trắc học qua VNeID.

Ngoài ra, một nhà ga VIP sẽ được xây dựng ở phía Tây Nam cảng để phục vụ nguyên thủ quốc gia và các đoàn khách cấp cao. Sau Tuần lễ cấp cao APEC 2027, công trình này sẽ được chuyển đổi sang phục vụ khai thác quốc tế hoặc hàng không chung.

Trước thềm APEC 2027, cảng hàng không Phú Quốc sẽ được mở rộng với mục tiêu đạt công suất 18 triệu hành khách/năm, gấp 4,5 lần so với hiện trạng (4 triệu khách/năm).

Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam

Theo Nghị quyết, kể từ ngày 1.1.2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của H.Phú Quốc (Kiên Giang). Đây cũng là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, giáp với TP.Hà Tiên, H.Kiên Lương và các nước Campuchia, Thái Lan.

TP Phú Quốc được lựa chọn là địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, việc sớm hoàn thành mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc không chỉ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt cho công tác tổ chức APEC 2027 mà còn tạo động lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch - kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đang được triển khai phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 với tổng số vốn lên đến hơn 300.000 tỉ đồng.

Phối cảnh Khu tổ hợp đa chức năng APEC.

Trước đó, thành phố đảo cũng đã công bố hàng loạt dự án, công trình trọng điểm nhằm chuẩn bị cho APEC 2027, bao gồm khu tổ hợp đa chức năng APEC với trung tâm hội nghị và triển lãm rộng 10.000 m², khán phòng đa năng, trung tâm báo chí quốc tế, quảng trường APEC, trung tâm thương mại mua sắm phi thuế quan và cung văn hóa nghệ thuật.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Đề xuất áp giá trần đối với nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù của Quốc hội. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng ý với đề xuất này.

Gác suốt ngày đêm để chặn… xây nhà trái phép

Để ngăn chặn người dân xây nhà trái phép bên bờ kênh, chính quyền xã Đô Thành, H.Yên Thành, Nghệ An đang phải cử lực lượng canh gác suốt ngày đêm, trong khi việc xử lý hàng trăm căn nhà đã xây cũng đang rối như tơ vò.

Giá vàng miếng leo lên 122 triệu đồng/lượng

Mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 2,2 triệu đồng sau một tuần. Giá vàng quốc tế hiện giảm sâu về mức 3.280 USD/ounce, thấp hơn giá trong nước gần 19 triệu đồng/lượng.