Xã hội

Gác suốt ngày đêm để chặn… xây nhà trái phép

Càng chặn, nhà càng mọc

Kênh tiêu Vách Bắc được xây dựng từ năm 1976, dài hơn 20 km, nối từ H.Yên Thành, chảy xuống Lạch Vạn (H.Diễn Châu, Nghệ An) rồi đổ ra biển. Con kênh này có chức năng thoát lũ cho các xã vùng tây bắc H.Yên Thành và hơn 12.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành. 

Ngày thường, con kênh trông hiền hòa vì lượng nước không lớn. Vào mùa mưa lũ, do phải thoát một lượng nước rất lớn từ thượng nguồn nên kênh này có lưu lượng dòng chảy rất dữ tợn. Để bảo vệ hành lang mái đê và lòng kênh, sau khi được xây dựng, chính quyền và đơn vị quản lý, khai thác là Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An đã phối hợp cam kết không cho người dân xây dựng nhà cửa trên khu vực bảo vệ kênh.

Gác suốt ngày đêm để chặn… xây nhà trái phép- Ảnh 1.

Nhà xây trên đất mái kênh Vách Bắc ở xã Đô Thành

ẢNH: K.HOAN

Thế nhưng, con đường chạy sát kênh là đường liên xã, nối từ QL1A rồi chạy qua xã Đô Thành, nối với nhiều xã của H.Yên Thành có vị trí thuận lợi để buôn bán nên một số người dân muốn biến dải đất này thành đất ở và buôn bán. 

Chính quyền địa phương cho hay, năm 1990, một số hộ dân ở xã Đô Thành ra dựng lán ở dải đất ven kênh để bán nước giải khát, sửa chữa xe đạp… theo kiểu tự phát. Hồ sơ còn lưu lại tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An cũng cho thấy, từ năm 1992, công ty này đã có văn bản gửi UBND xã Đô Thành và UBND H.Yên Thành phản ứng việc các hộ dân xây dựng công trình trái phép trên hành lang, trong lòng kênh Vách Bắc và đề nghị chính quyền địa phương phải khẩn trương can thiệp, chấn chỉnh.

Song không những không ngăn chặn, UBND xã Đô Thành sau đó còn công khai bán một số diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ và trong lòng kênh cho người dân trong xã. Từ đó, câu chuyện xây dựng nhà trái phép trên đất bảo vệ kênh Vách Bắc ở xã này trở nên nóng bỏng. Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An nhiều lần "cầu cứu" lên huyện, tỉnh để can thiệp. Chính quyền xã, huyện và UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức rất nhiều cuộc họp xử lý nhưng những ngôi nhà kiên cố, khang trang vẫn tiếp tục mọc lên.

Năm 2020, gần như "bất lực" trước việc xây nhà trái phép tại đây, UBND xã Đô Thành đã báo cáo lên huyện để xây dựng kế hoạch cưỡng chế 13 căn nhà vừa xây dựng trái phép trên mái kênh Vách Bắc. Trước khi tổ chức cưỡng chế, xã đã vận động các hộ dân tự nguyện tháo dỡ công trình. Tuy nhiên, việc cưỡng chế không thành. 

Theo một lãnh đạo xã Đô Thành, việc cưỡng chế nhằm răn đe và ngăn chặn những người khác đang có ý định xây trái phép, nhưng do khó khăn trong việc bố trí lực lượng cưỡng chế nên phải dừng lại.

Tiến thoái lưỡng nan

Ông Luyện Xuân Huệ, Chủ tịch UBND xã Đô Thành, cho hay cái khó nhất trong việc ngăn chặn người dân xây nhà trái phép trên mái và lòng kênh Vách Bắc là trước đây, xã đã "lỡ" bán đất cho khá nhiều người dân. Dải đất nằm sát kênh, bám đường liên xã này có vị trí rất thuận lợi để buôn bán, nên rất khó ngăn chặn. 

"Họ xây vào ban đêm, rất nhanh. Chỉ cần tranh thủ vài ngày nghỉ là đã xong phần móng và sau đó lơ là một tí là họ xây xong nhà", ông Huệ nói. 

Theo ông Huệ, đến nay dọc theo bờ kênh đã có khoảng 200 hộ dân xây nhà trái phép, trong đó có nhiều căn nhà kiên cố, cho nên việc xử lý là vô cùng khó khăn. Các căn nhà này đều có mặt tiền nhà giáp đường liên xã, phía sau là lòng kênh Vách Bắc.

Gác suốt ngày đêm để chặn… xây nhà trái phép- Ảnh 2.

Một căn nhà vừa xây xong móng đang được chính quyền cho canh gác để không tiếp tục xây

ẢNH: K.HOAN

Đáng chú ý, ông Huệ nói, gần đây, tranh thủ thời điểm sáp nhập xã và cuối nhiệm kỳ lãnh đạo xã, việc xây dựng trái phép lại tiếp diễn. Qua kiểm tra, chính quyền xã ghi nhận có hơn 10 căn nhà đã xây xong phần móng trên khu vực mái và lòng kênh Vách Bắc và đang "sẵn sàng hoàn thiện trong nháy mắt". 

Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là phần đất trước đó đơn vị quản lý kênh tiêu này giao cho một người dân quản lý để trồng keo, bảo vệ kênh. Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà đã bất ngờ mọc lên trên diện tích này và nhiều nhà khác đã xây xong phần móng. Một người dân đã làm nhà sinh sống ở khu vực này cho biết, lô đất được mua lại từ một người trong xã, giá 500 triệu đồng.

"Đất ở xã rất đắt đỏ, tôi cưới vợ, ra ở riêng, gia đình không mua được đất nên phải mua lại lô đất này và làm nhà, dù biết là trái phép nhưng không làm thì không biết ở đâu", người này nói.

Để ngăn chặn người dân xây nhà trái phép, hơn 1 tháng qua, chính quyền xã Đô Thành đã lập 2 tổ gồm công an, công chức xã giao 2 phó chủ tịch xã chỉ huy. 2 tổ này thay nhau trực suốt ngày đêm, mỗi ca 4 - 5 người, canh gác tại các vị trí người dân đã xây móng nhà và những điểm đang có nguy cơ tiếp tục xây nhà trái phép.

Năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An đã giao UBND H.Yên Thành và xã Đô Thành lập quy hoạch khu tái định cư để di dời hàng trăm căn nhà trái phép trên kênh tiêu này, nhưng ông Huệ cho hay, đến nay việc di dời vẫn nằm trên giấy vì không có kinh phí để thực hiện và khó khăn trong việc xác định tính pháp lý các hộ dân có thuộc diện được bồi thường để di dời hay không.

"Mới đây, khi thực hiện giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc Bắc - Nam, có 8 hộ dân xây nhà trái phép trên hành lang kênh vẫn được bồi thường với giá 12,5 triệu đồng/m2 và được hỗ trợ tài sản trên đất. Việc này tạo tiền lệ rất khó cho chính quyền sau này khi giải phóng mặt bằng vì người dân sẽ so sánh giá bồi thường", ông Huệ lo ngại.

Ngăn chặn đã khó, di dời hàng trăm hộ dân này càng khó hơn khi quỹ đất của xã khá hẹp mà dân số thì lên đến hơn 18.000 người. Được xây dựng trong điều kiện "chớp nhoáng", nhiều căn nhà hiện đã xuống cấp. 

"Để cho người dân làm mới hoặc sửa chữa, cơi nới thì xã phải phải chịu trách nhiệm. Nhưng không cho dân sửa cũng rất nguy hiểm vì không an toàn. Đàng nào cũng khó", ông Huệ thở dài.

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Đề xuất áp giá trần đối với nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù của Quốc hội. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng ý với đề xuất này.

Giá vàng miếng leo lên 122 triệu đồng/lượng

Mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 2,2 triệu đồng sau một tuần. Giá vàng quốc tế hiện giảm sâu về mức 3.280 USD/ounce, thấp hơn giá trong nước gần 19 triệu đồng/lượng.

Warren Buffett: Tỷ phú giản dị và di sản đầu tư vĩ đại

Dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, Warren Buffett lại nổi tiếng không phải vì cuộc sống xa hoa mà bởi lối sống giản dị, chiến lược đầu tư bền vững và cam kết trao tặng phần lớn tài sản cho xã hội. Ở tuổi 94, ông chuẩn bị khép lại một kỷ nguyên tại tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông đã dày công gây dựng.

Ngày 12/5, Quốc hội thảo luận việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 12/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường và thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật quan trọng; cho ý kiến về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và và ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI.

Tiêm nọc rắn để điều trị rắn cắn: Mạo hiểm hay đột phá khoa học?

Năm 2017, nhà miễn dịch học Jacob Glanville đã đọc thông tin trên báo chí về một người đàn ông đã tự tiêm nọc độc gấp trăm lần của một số loài rắn độc nhất thế giới, bao gồm rắn hổ mang, rắn mamba và rắn đuôi chuông — và để bị cắn. Điều này đã thôi thúc ông gặp người này và nghiên cứu về phương pháp trị rắn cắn kỳ lạ này.