Dinh dưỡng

Vì sao trẻ nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ?

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Trưởng đơn vị Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, trẻ em dễ mắc nhiều bệnh do hệ miễn dịch còn yếu. Cơ thể trẻ phát triển qua nhiều giai đoạn, do đó, ngoài khám khi mắc bệnh, kiểm tra sức khỏe tổng quát rất cần thiết. Phụ huynh nên lưu ý các mốc dưới đây.

Sau khi bé chào đời khoảng 5-6 ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng vàng da có thay đổi hoặc bất thường không. Trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý thường tự khỏi, vàng da bệnh lý kéo dài cần kiểm tra nguyên nhân, can thiệp điều trị. Trẻ dưới 6 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là cân nặng. Mỗi tháng phụ huynh nên đưa trẻ đi khám một lần để đánh giá sự thay đổi có phù hợp với các mốc phát triển hay không.

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa con đi khám tối thiểu 3 tháng một lần. Với trẻ sau một tuổi thường là giai đoạn bắt đầu đi nhà trẻ, giao lưu ngoài xã hội, phụ huynh nên lưu ý các mốc khám khi trẻ 15 tháng tuổi, 18 tháng tuổi, bắt đầu vào mẫu giáo khi 3 tuổi, học tiểu học lúc 6 tuổi.

Bác sĩ Hạnh Lê khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Ảnh: Vũ Huyền

Bác sĩ Hạnh Lê khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Ảnh: Vũ Huyền

Theo bác sĩ Hạnh Lê, khám sức khỏe tổng quát ở mỗi giai đoạn giúp kiểm tra toàn diện sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, canxi hoặc các vi chất cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, còi cọc trong giai đoạn tiếp theo, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Trẻ có nguy cơ béo phì cần được điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, vận động hợp lý...

Khám tổng quát ở từng giai đoạn cũng giúp tầm soát kịp thời bệnh lý hoặc tình trạng bất thường như rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm thần vận động. Bên cạnh đó, trẻ cũng được kiểm tra toàn diện về khả năng nghe, nhìn, tư thế vận động, tình trạng răng miệng, dị tật bẩm sinh...

Phụ huynh lưu ý mốc khám khi trẻ chuẩn bị vào tuổi dậy thì. Bác sĩ Lê cho biết hiện ảnh hưởng của môi trường sống và thực phẩm khiến nhiều trẻ có xu hướng dậy thì sớm. Trẻ gái có biểu hiện dậy thì từ khoảng 8-9 tuổi. Trẻ trai có dấu hiệu dậy thì từ 12 tuổi. Trẻ dậy thì sớm không được phát hiện và can thiệp có thể dẫn đến thấp lùn trong tương lai, gây tâm lý tự ti, ảnh hưởng đến tinh thần.

Trẻ chuẩn bị vào độ tuổi trưởng thành nên được kiểm tra về sự phát triển của hệ thống cơ quan sinh dục - sinh sản giúp phát hiện sớm những bất thường. Bác sĩ cũng tư vấn vệ sinh đúng cách, tăng hiểu biết đúng đắn về tình dục cho trẻ.

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách

Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.

Cảnh báo nhà đầu tư rơi vào tình trạng dòng tiền âm, lãi vay chồng chất

Sau giai đoạn đóng băng kéo dài do lãi suất tăng cao và dòng tiền siết chặt, thị trường bất động sản đang dần ấm lên nhờ chính sách nới lỏng tín dụng từ hệ thống ngân hàng. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên thận trọng, tránh dùng đòn bẩy tài chính lớn bởi không có gì đảm bảo bất động sản sẽ tăng mãi.

Cơ quan điều tra yêu cầu Bộ Y tế siết chặt kiểm soát chất lượng thuốc đầu vào, đảm bảo an toàn cho người bệnh

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Y Dược LanQ cùng nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời đề nghị truy tố 23 bị can. Qua vụ án này cho thấy thực trạng đáng báo động của hành vi lợi dụng cơ chế đấu thầu và chi trả bảo hiểm y tế để trục lợi ngân sách nhà nước.