Dinh dưỡng

Vì sao nhân viên y tế liên tiếp bị hành hung?

Tóm tắt:
  • Số lượng bệnh nhân quá lớn gây áp lực, đôi khi cán bộ y tế ứng xử chưa tốt.
  • Hành hung nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ cứu người là không chấp nhận được.
  • Bộ Y tế chỉ đạo phối hợp với công an để bảo vệ an ninh, an toàn cho nhân viên y tế.
  • Áp lực khám chữa bệnh lớn, cần xây dựng mô hình lấy người bệnh làm trung tâm.
  • Bộ Y tế đề xuất tăng cường an ninh, đào tạo kỹ năng, và hỗ trợ tài chính cho y tế.

Những ngày gần đây đã xảy ra một số sự việc liên quan tới hệ thống y tế, hệ thống khám chữa bệnh, trong đó có tình trạng hành hung cán bộ y tế, điển hình là vụ việc ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ và gần nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định - xảy ra khi bác sĩ đang điều trị bệnh nhân tại khoa hồi sức cấp cứu

TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế bày tỏ: “Dù nguyên nhân là gì, hành vi hành hung nhân viên y tế, đặc biệt khi họ đang làm nhiệm vụ cứu người, là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Cho dù ai sai ai đúng, thì khi bác sĩ đang làm nhiệm vụ chuyên môn, phải đảm bảo an toàn để họ hoàn thành công việc”.

TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Theo TS.BS Hà Anh Đức, ngay sau các sự việc, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh trong toàn ngành, yêu cầu các Sở Y tế làm việc ngay với cơ quan công an để đảm bảo an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu người. Sở Y tế Phú Thọ đã phối hợp với cơ quan điều tra, và đến sáng nay (7/5/2025), Bộ Y tế đã nhận được báo cáo sơ bộ từ công an. Dù hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đề nghị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định.

Lý giải nguyên nhân vì sao sự việc này lại liên tục xảy ra, TS.BS Hà Anh Đức cho rằng, thực trạng này đã xảy ra nhiều năm trước, có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Lĩnh vực khám chữa bệnh vốn mang nhiều áp lực, mỗi năm có khoảng 200 triệu lượt khám chữa bệnh, bình quân mỗi ngày lên tới vài triệu lượt. Trong khi đó, lực lượng cán bộ ngành chưa đáp ứng được nhu cầu. Có những bệnh viện rất đông, tâm lý người bệnh muốn được khám nhanh, kỹ lưỡng, nhưng nhiều khi cơ sở y tế không đáp ứng kịp.

Số lượng bệnh nhân quá lớn tạo áp lực nặng nề. Trong một số tình huống, có thể cán bộ y tế ứng xử chưa tốt.

Để chấn chỉnh tình trạng này, theo lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có nhiều quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong môi trường y tế, từ luật, nghị định, thông tư đến các quy chế nội bộ. Mục tiêu là xây dựng mô hình lấy người bệnh làm trung tâm. Người bệnh được tôn trọng, được thăm khám, điều trị. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, với những áp lực hiện tại, chúng tôi cũng mong được thấu hiểu và chia sẻ để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả.

Đặc biệt, từ năm 2014, Bộ Y tế đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế. Chúng tôi cũng đề xuất các giám đốc bệnh viện cần tăng cường hành lang bảo vệ tại khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực. Đây là nơi thường xuyên xảy ra tình huống căng thẳng. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục báo cáo và tham mưu cho Chính phủ, hoặc trong phạm vi quyền hạn của Bộ trưởng, ban hành các chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế.

Về tiền viện phí cũng là yếu tố có thể gây căng thẳng. Luật khám chữa bệnh đã quy định cụ thể về việc đóng viện phí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh nhân khó khăn, các bệnh viện có Phòng Công tác xã hội sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ kết nối, vận động mạnh thường quân hỗ trợ. Ngoài ra, Nghị định 60 về tự chủ tài chính cho phép thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên y tế trong các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân không có khả năng chi trả hoặc không may tử vong.

Mục tiêu sắp tới là giảm tối đa các áp lực không đáng có cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Muốn vậy, cần một hệ thống giải pháp đồng bộ. Trước hết, quy trình đón tiếp tại các cơ sở y tế cần chuyên nghiệp hơn để giảm căng thẳng ban đầu. Thứ hai, cán bộ y tế cần được đào tạo kỹ năng xử lý tình huống. Thứ ba, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng phải thật sự kịp thời và hiệu quả.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng đột ngột giảm

Sáng nay (8/5), giá vàng miếng SJC quay đầu giảm về quanh mốc 122 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp để chênh lệch mua - bán khác nhau dù cùng loại vàng.

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro kinh tế gia tăng

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 7/5 quyết định giữ nguyên lãi suất, đồng thời cảnh báo rủi ro lạm phát và thất nghiệp tăng cao, khiến triển vọng kinh tế Mỹ thêm bất định trước tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.

Lòng se điếu: Xuất xứ mù mờ, giá cả loạn xạ

Trong khi các cơ sở giết mổ quy mô lớn, tiểu thương tại các chợ truyền thống đều lắc đầu khi được hỏi về lòng se điếu thì trên mạng xã hội mặt hàng này lại được rao bán rầm rộ kèm cam kết 'bao tươi, hàng tuyển' với giá cả loạn xạ, xuất xứ mù mờ.

Sức hút bất động sản ven khu công nghiệp

Với tiềm năng sinh lời vượt trội, dòng tiền ổn định từ cho thuê và thanh khoản tốt, bất động sản ven khu công nghiệp đang trở thành điểm đến hút dòng vốn đầu tư năm 2025.

Người đàn ông đứng sau “đế chế vàng” lâu đời nhất Hà Nội đào tạo nhân viên chuẩn ‘con nhà lành’, nêu rõ quan điểm “đàn ông thông minh không lấy phụ nữ thành đạt”

Là chủ một thương hiệu vàng nổi tiếng và lâu đời bậc nhất Hà Nội, song ông Vũ Minh Châu, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu lại duy trì một phong cách văn hóa doanh nghiệp "có một không hai"; cùng với đó, những quan điểm về văn hoá, lối sống của ông cũng khiến nhiều người bất ngờ.