Giới trẻ lười yêu, ngại cưới, không muốn kết hôn, sinh con tưởng chừng là một vấn đề rất xa xôi nhưng đây lại là một thực tế đang diễn ra và ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố vĩ mô của Việt Nam.
Nguy cơ Việt Nam bị già hoá dân số đang hiển hiện, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là hiện là 1,96 thấp hơn mức sinh thay thế và được dự báo sẽ tiếp tục giảm.
Tại Hội thảo góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ngày 6/8, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM nêu ra đề xuất về việc giảm giờ làm còn 8 tiếng/ngày để nam nữ có thể tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình.
Hay thông tin về việc đánh thuế độc thân đang được chia sẻ rầm rộ, sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP HCM.
Cụ thể, khi trả lời kiến nghị về giải pháp cải thiện tỷ lệ sinh vùng đô thị, Bộ trưởng đã dẫn Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về việc “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”.
Những đề xuất này được giới trẻ rất quan tâm song hầu hết, cho rằng nhiều bạn trẻ cho rằng, giới trẻ ngại kết hôn, sinh con chủ yếu do yếu tố tài chính.
Vì sao giới trẻ lại ‘lười yêu, ngại cưới’?
Theo chuyên gia kinh tế Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp Đại học Bristol, Anh, giới trẻ lười kết hôn, sinh con một phần đến từ áp lực ngày càng gia tăng khi giá bất động sản liên tục tăng lên.
“30 tuổi, không đủ giàu để mua chung cư, nhưng cũng chẳng đủ nghèo để mua nhà ở xã hội. Áp lực này là vấn đề không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới”, ông nói.
Trong cái vòng xoáy công việc bình bình, lương không cao không thấp, không đủ mua nhà, dù chỉ là căn hộ chung cư, nhưng lại hơn mức được hỗ trợ các thứ, bao gồm nhà ở xã hội. Và như vậy, nhiều người cũng không dám lập gia đình, chứ đừng nói tới chuyện sinh con. Do đó, tỷ lệ sinh giảm thấp - thứ mà nhà nước hiện đang lo lắng.
Áp lực cao khiến giới trẻ đa phần rơi vào nhóm: “Ba không và ba lo”: Không nhà, không người yêu, không sự nghiệp. Lo sợ mất việc, lo về sức khỏe và lo về những áp lực cùng trang lứa.
Điều này sẽ dẫn đến hệ luỵ về mục tiêu dân số và phát triển. Trong những năm qua, một trong những lợi thế của Việt Nam là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, đây cũng là một trong những điều thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, thời kỳ dân số vàng ở Việt Nam không còn lâu nữa và thậm chí chúng ta trong top già hóa nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam” của Tổng cục thống kê phát hành năm 2021, dự kiến đến năm 2036, tỷ lệ người 65 tuổi trở lên sẽ đạt 14,17% tổng dân số. Khi đó Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già.
Việt Nam luôn duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trong gần 20 năm liên tục từ năm 2002 đến 2020, nhưng gần hai năm nay, mức sinh của phụ nữ giảm xuống 1,96 con và không đạt mức sinh thay thế.
Mức sinh giảm sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu, quy mô dân số, làm suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động, tăng nhanh quá trình già hóa dân số...
Nếu không có những điều chỉnh chính sách, những giải pháp kịp thời để đưa mức sinh tăng trở lại đạt mức sinh thay thế, tương lai dân số Việt Nam giảm dần..., làm chậm quá trình phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng chỉ ra một hệ luỵ khi mức sinh giảm là việc áp lực dồn nén cộng với an sinh xã hội thấp và áp lực già trước khi giàu dễ dẫn đến sự đảo ngược xu hướng tiêu dùng.
Từ việc là nhóm khách hàng được kỳ vọng sẽ tiêu dùng mạnh tay, giới trẻ có xu hướng tiết kiệm hơn. Điều này có thể tạo áp lực lên rất nhiều ngành kinh doanh, mà một phần như chúng ta đang thấy là với ngành F&B.
“Khi người ta không tăng chi tiêu nhanh như thị trường nghĩ, thì sẽ xuất hiện những hệ quả dây chuyền lên nền kinh tế”, ông Tuấn nói.
Tiêu dùng sụt giảm thì tăng trưởng kinh tế chắc chắn bị ảnh hưởng và càng phải phụ thuộc vào xuất khẩu. Điều này có nghĩa là, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương với diễn biến thế giới trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp.
Lấy ví dụ về Trung Quốc, khi giới trẻ nước này đang có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy tổng tiền tiết kiệm bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình quý I tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc này trái ngược với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ trên thế giới. Nguyên nhân là do nhiều người trẻ, không tìm được việc làm, cảm thấy thu nhập khó tăng hoặc họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu ít đi.
Giải bài toán dân số bằng cách nào?
Khi nền kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, giới trẻ càng ngại chi tiền và đặc biệt là kết hôn, sinh con. Điều này lại càng kéo theo hệ luỵ suy giảm dân số và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế trong dài hạn.
“Chúng ta chỉ là đang đi sau một số nước với những bài học từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc đang diễn ra và tại Châu Âu ở một mức độ nào đó, nhưng nhiều nước Châu Âu thì có an sinh xã hội tốt hơn (đổi lại tăng trưởng 1 - 2% do tỷ lệ dân nằm yên ăn trợ cấp và đầu tư phát triển thấp vì gánh an sinh xã hội quá lớn)”, ông Tuấn cho hay.
Theo ông, để thích ứng với vấn đề này cần phải có chính sách. Nhưng không phải là những bài thuốc kiểu “đề xuất giảm giờ làm” hay “đánh thuế độc thân” bởi một thực tế, đa số không ai muốn hẹn hò, kết hôn sớm khi chẳng có gì trong tay cả. Nhưng muốn đạt thành tựu trước 30 tuổi, thì cần cả một hành trình dài rèn luyện và nỗ lực.
“Nói cho đúng, vấn đề cốt yếu là phải làm sao mà giới trẻ có hi vọng rằng nếu họ chăm làm, phát triển bản thân, thì họ sẽ có sự nghiệp, sẽ mua được nhà, bớt cảm giác thiếu an toàn về tương lai thì họ sẽ tự tìm ra cách hẹn hò, và sinh con