Doanh nghiệp

Vì sao dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chưa được khởi công?

Tóm tắt:
  • Tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương trước 30.4 nhưng chưa thực hiện được.
  • Lý do chậm khởi công là các địa phương chưa phân bổ ngân sách giải phóng mặt bằng.
  • Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương hoàn thành công tác phân bổ ngân sách trong tháng 5.
  • Nếu không hoàn thành, Chủ tịch các huyện sẽ xem xét đình chỉ chức vụ.
  • Tỉnh cũng chỉ đạo phối hợp với nhà đầu tư và hoàn thành các bước cần thiết cho dự án.

Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết việc khởi công các tuyến đường cao tốc là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Tuy nhiên, lý do chậm khởi công dự án chủ yếu bởi các địa phương chậm phân bổ ngân sách giải phóng mặt bằng. Ông Thái yêu cầu các địa phương có tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương đi qua phải khẩn trương phân bổ ngân sách giải phóng mặt bằng để đủ điều kiện khởi công trong quý 2.

Theo Sở Tài chính Lâm Đồng, hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương có tổng kế hoạch vốn 5.024,732 tỉ đồng, trong đó cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 2.855,381 tỉ đồng; dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 2.169,351 tỉ đồng. Tuy nhiên chưa giải ngân được do đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Vì sao dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chưa được khởi công?- Ảnh 1.

Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương sẽ nối vào cao tốc Liên Khương- Prenn

ẢNH: LÂM VIÊN

Năm 2025, tỉnh Lâm Đồng bố trí vốn cho dự án này trên 2.855 tỉ đồng, chủ yếu là kinh phí giải phóng mặt bằng. Đối với cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tỉnh đã phân bổ cho H.Bảo Lâm 600 tỉ đồng và TP.Bảo Lộc 269 tỉ đồng để thực hiện các tiểu dự án giải phóng mặt bằng. Ngày 5.5, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh phân bổ số vốn còn lại 1.986,381 tỉ đồng cho H.Đức Trọng 1.174,417 tỉ đồng và H.Di Linh: 811,964 tỉ đồng.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu khởi công 2 dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trước ngày 30.4.2025, nhưng đến nay không thực hiện được. Nguyên nhân là hai huyện Di Linh và Đức Trọng, những địa phương chiếm phần lớn chiều dài tuyến cao tốc đi qua vẫn chưa triển khai phân bổ ngân sách, khiến dự án chưa có thêm các bước tiến triển.

Trước tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tuyên bố trong những ngày tới nếu Chủ tịch UBND H.Di Linh không phân bổ được ngân sách, UBND tỉnh sẽ xem xét đình chỉ chức vụ.

Vì sao dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương chưa được khởi công?- Ảnh 2.

Cao tốc Liên Khương- Prenn

ẢNH: LÂM VIÊN

Ông Trần Hồng Thái cũng phê bình lãnh đạo UBND các địa phương thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm sang đơn vị khác; yêu cầu khẩn trương phê duyệt ngân sách giải phóng mặt bằng ngay trong thời gian sớm nhất, thời điểm thích hợp nhất là trung tuần tháng 5.2025. Địa phương nào không hoàn thành trách nhiệm, đề nghị Giám đốc Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý trách nhiệm.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh phối hợp với Công ty CP tập đoàn Phương Trang, đại diện Liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương khẩn trương hoàn thành hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng. Tổ chức thực hiện cắm cọc giải phóng mặt bằng và bàn giao cho các địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Mặt khác, chuẩn bị các thủ tục để chủ động trong việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ra sao sau động thái lãi suất cứng rắn?

Giá vàng tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo lạm phát gia tăng và rủi ro thị trường lao động làm gia tăng bất ổn kinh tế. Nhà đầu tư chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần.

Hàng trăm công nghệ y tế đỉnh cao trình làng

Ngày 8/5, Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 32 - Vietnam Medi-Pharm 2025 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện quốc tế chuyên ngành Y - Dược được tổ chức định kì hằng năm từ năm 1994 và được ghi nhận là một sự kiện uy tín và hiệu quả thiết thực.

Hai bệnh nhi bị liệt mặt vì nằm quạt và máy lạnh

Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, trong vòng nửa tháng qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp liệt mặt, đáng nói trong đó có những bệnh nhân còn nhỏ tuổi.

"Cần rà soát lại nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ và đàm phán làm giảm áp lực về thuế vào nhóm này"

PGS. TS. Tạ Văn Lợi cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận về quan hệ thương mại và đầu tư từ thế bị động sang chủ động như: Đàm phán làm giảm áp lực về thuế vào nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ hay cần rà soát chính sách, ưu đãi thuế với các mặt hàng của khối doanh nghiệp FDI.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất bị dột nước

Trong cơn mưa lớn chiều 7/5, một số khu vực tại nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM bị dột nước. Ban quản lý dự án cho biết, nguyên nhân dột nước là do mái kính công trình bị hở keo và đây là lỗi kỹ thuật nhỏ trong quá trình hoàn thiện, không phản ánh chất lượng tổng thể của công trình.

Xử lý chất thải Gyps tại Hải Phòng: Cần giải pháp quyết liệt

Dưới tác động của công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp hiện đại, phân bón DAP (Diammonium Phosphate) góp phần quan trọng tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng phát sinh lượng lớn chất thải rắn thạch cao phospho (phosphogypsum - PG), gây áp lực môi trường, nhất là tại TP. Hải Phòng. Trước thực trạng này, thành phố cần quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, tái chế Gyps, hướng tới phát triển bền vững.