Xã hội

"Cần rà soát lại nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ và đàm phán làm giảm áp lực về thuế vào nhóm này"

Tóm tắt:
  • Mỹ áp thuế đối ứng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là khu vực FDI và các ngành điện tử, dệt may, da giày, gỗ, thủy sản.
  • Việt Nam cần chuyển từ thế bị động sang chủ động trong thương mại, đàm phán giảm thuế với nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ.
  • Chính sách thuế, ưu đãi thuế với doanh nghiệp FDI cần được rà soát, loại bỏ doanh nghiệp đội lốt xuất siêu không đúng quy định.
  • Cần đầu tư vào công nghiệp mũi nhọn như bán dẫn, AI, số hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút FDI chất lượng cao.
  • Ngành dệt may, điện tử, gỗ, thủy sản phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ, nguy cơ mất thị phần và gián đoạn chuỗi cung ứng nếu thuế kéo dài.

Sáng 8/5, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, GS. TS. Nguyễn Thành Hiếu, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết các biện pháp áp thuế đối ứng được Mỹ mới đưa ra không chỉ ảnh hưởng đến các đối tác lớn như Trung Quốc, EU mà còn tác động dây chuyền đến nhiều quốc gia khác có liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, quy mô xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ chiếm đến 30% kim ngạch xuất khẩu, thặng dư thương mại với Mỹ chiếm đến hơn 20% tổng GDP nền kinh tế.

Về cơ cấu, 70% hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là những mặt hàng chế biến chế tạo chủ lực như điện, điện tử, linh kiện, điện thoại, da giày, dệt may, gỗ… Những mặt hàng này phần lớn là lĩnh vực sản xuất của khu vực FDI và cũng là động lực chính của nền kinh tế những năm qua. 

“Việc áp thuế này ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu và cả khu vực FDI, tức là đánh trực tiếp vào những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, từ đó tác động lớn đến tăng trưởng và gây bất ổn kinh tế vĩ mô”, GS. TS. Nguyễn Thành Hiếu nhận định.

PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân. (Ảnh: BTC).

Đề cập đến việc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ áp thuế đối ứng, PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng Việt Nam cần chuyển từ thế bị động sang chủ động trong quan hệ thương mại và đầu tư, đồng thời thiết lập sự cân bằng lợi ích hai chiều.

Trong đó, ông cho rằng trước hết, Việt Nam cần rà soát lại nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ như điện tử, linh kiện, điện thoại, máy móc, dệt may, gỗ, giày dép, thuỷ sản… và đàm phán làm giảm áp lực về thuế vào nhóm hàng này.

Tiếp đó, cần rà soát chính sách về thuế, ưu đãi thuế với các ảnh hưởng từ việc áp đặt thuế mới đối với nhóm các mặt hàng của khối doanh nghiệp FDI. “Kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp nước ngoài đội lốt xuất siêu sang Mỹ, còn lại sẽ đảm bảo những ưu đãi về thuế đã cam kết và chia sẻ gánh nặng thuế nếu có thể”, chuyên gia nhấn mạnh.

Nhóm hàng xuất siêu truyền thống như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thuỷ sản cần được phân tích sâu chuỗi giá trị nội địa được hưởng lợi với giá trị thuế mới. Ông Tạ Văn Lợi cho rằng Việt Nam cần điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế toàn diện với tầm nhìn dài hạn, xác định rõ các ngành công nghiệp mũi nhọn để tập trung đầu tư.

Ông cũng đề xuất chọn bán dẫn, AI, phần mềm, kinh tế số, hạt nhân, vật liệu mới... để mở cửa cho doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam vì trong tương lai, nhiều ngành nghề và dịch vụ đơn giản sẽ bị loại bỏ do việc chuyển đổi số và công nghệ robot, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI)… 

Để thực hiện điều này, Việt Nam cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút FDI bằng nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, cần chủ động quy hoạch nguồn vật liệu hiếm, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ để tìm kiếm nguồn lực, bao gồm cả nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên vật liệu…

Cùng với đó, cần khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, thay đổi quan điểm nhìn nhận ủng hộ doanh nghiệp lành mạnh, tránh đổ vỡ dây chuyển bằng bộ tiêu chí kinh tế, không quản lý doanh nghiệp dựa vào phân loại thành phần kinh tế.

Nhiều ngành hàng phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ

 TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế và Chính sách hội nhập, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính. (Ảnh: BTC).

Trước đó, bàn về những tác động của chính sách thuế đến các ngành hàng, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế và Chính sách hội nhập, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính cho biết ngành dệt may, da giày phụ thuộc rất cao vào thị trường Mỹ. Do đó, tác động tiêu cực là rất lớn khi xuất khẩu giảm mạnh, số lượng lao động bị ảnh hưởng.

Đối với ngành điện tử (gồm cả máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và điện thoại di động), mặc dù một số mặt hàng điện tử cụ thể (điện thoại thông minh, máy tính, chip) đã được miễn trừ khỏi thuế đối ứng trong một sắc lệnh điều chỉnh nhưng mối đe dọa về các loại thuế mới đối với chất bán dẫn trong tương lai vẫn còn hiện hữu, tạo ra sự không chắc chắn cho ngành.

Bên cạnh đó, tác động của thuế quan tới ngành điện tử còn gây ảnh hưởng lớn tới số lượng lớn người lao động đang làm việc tại các tập đoàn như Samsung, Intel, Foxconn, Luxshare, HP, Dell, Amkor. 

Trong khi đó, ngành đồ gỗ phụ thuộc đặc biệt cao đến thị trường Mỹ. Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất châu Á sang Mỹ. Chuyên gia cho rằng nguy cơ huỷ đơn hàng và gián đoạn chuỗi cung ứng dài hạn là rất cao. Về lâu dài, Việt Nam có nguy cơ mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh như Mexico và Indonesia nếu mức thuế cao được duy trì.

Đối với ngành thuỷ sản, Mỹ là thị trường lớn thứ hai đối với thuỷ sản Việt Nam. Hiện tại, ngành này có nguy cơ đối mặt với việc các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chuyển sang các nhà cung cấp từ các quốc gia khác như Thái Lan.

Đặc biệt, việc áp thuế đối ứng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thu hút vốn FDI khi giảm sức hấp dẫn của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ chuyển hướng nguồn vốn sang các quốc gia như Mexico, Ấn Độ, hoặc Indonesia. Hiện tại, 75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện, bao gồm cả các tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Nike, Apple.

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ra sao sau động thái lãi suất cứng rắn?

Giá vàng tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo lạm phát gia tăng và rủi ro thị trường lao động làm gia tăng bất ổn kinh tế. Nhà đầu tư chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần.

Hàng trăm công nghệ y tế đỉnh cao trình làng

Ngày 8/5, Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 32 - Vietnam Medi-Pharm 2025 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện quốc tế chuyên ngành Y - Dược được tổ chức định kì hằng năm từ năm 1994 và được ghi nhận là một sự kiện uy tín và hiệu quả thiết thực.

Hai bệnh nhi bị liệt mặt vì nằm quạt và máy lạnh

Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, trong vòng nửa tháng qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp liệt mặt, đáng nói trong đó có những bệnh nhân còn nhỏ tuổi.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất bị dột nước

Trong cơn mưa lớn chiều 7/5, một số khu vực tại nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM bị dột nước. Ban quản lý dự án cho biết, nguyên nhân dột nước là do mái kính công trình bị hở keo và đây là lỗi kỹ thuật nhỏ trong quá trình hoàn thiện, không phản ánh chất lượng tổng thể của công trình.

Xử lý chất thải Gyps tại Hải Phòng: Cần giải pháp quyết liệt

Dưới tác động của công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp hiện đại, phân bón DAP (Diammonium Phosphate) góp phần quan trọng tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng phát sinh lượng lớn chất thải rắn thạch cao phospho (phosphogypsum - PG), gây áp lực môi trường, nhất là tại TP. Hải Phòng. Trước thực trạng này, thành phố cần quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, tái chế Gyps, hướng tới phát triển bền vững.