1. Lộ từ chính người dùng
Nhiều người vô tình cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký các dịch vụ trực tuyến, tham gia khảo sát, chơi trò chơi trên mạng xã hội hoặc tải ứng dụng miễn phí mà không đọc kỹ điều khoản sử dụng. Những ứng dụng hoặc trang web không uy tín có thể thu thập và bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.

Ảnh minh họa. Theo Công an Lai Châu
3. Mua bán dữ liệu cá nhân
Trên thị trường "ngầm", việc mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra khá phổ biến. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng, một đối tượng có thể mua được danh sách hàng nghìn khách hàng với đầy đủ thông tin như số điện thoại, địa chỉ, ngành nghề, thói quen tiêu dùng...

Ảnh minh họa. Theo Công an Lai Châu
5. Tâm lý chủ quan của người dùng
Nhiều người dùng có tâm lý chủ quan, dễ dàng chia sẻ thông tin với người lạ qua điện thoại hoặc mạng xã hội mà không xác minh rõ ràng. Đây là điểm yếu mà các đối tượng lừa đảo thường xuyên khai thác.
Từ những nguyên nhân chủ yếu trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo người dân một số giải pháp để phòng tránh sau:
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho các nguồn không rõ ràng.
- Kiểm tra và cập nhật các quyền truy cập của ứng dụng trong điện thoại.
- Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
- Sử dụng các dịch vụ có uy tín và có chính sách bảo mật rõ ràng.
- Cảnh giác với các cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền, cung cấp mã OTP, xác minh tài khoản.
Thông tin cá nhân bị lộ có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả sự bất cẩn của chính người dùng. Việc nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là cách tốt nhất để phòng tránh các hành vi lừa đảo tinh vi như hiện nay.
Theo Công an tỉnh Lai Châu