Tuy chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới (khoảng 14-17 triệu người) nhưng người Do Thái được công nhận là dân tộc đã sản sinh ra những người tài năng nhất thế giới trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ điển hình, trong 35% triệu phú thế giới, "cha đẻ" Facebook Mark Zuckerberg, CEO Google Larry Page hay CEO Howard Schultz của Starbucks đều là người Do Thái.
Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy những con số thống kê này: 20% người Do Thái (trong tổng số 170 người) đoạt giải Nobel, 21% sinh viên người Do Thái học tập trong khối Ivy League (top những ngôi trường hàng đầu thế giới), 26% người Do Thái đoạt giải thưởng danh thự Kennedy Centrer, 37% người Do Thái đoạt giải Oscar, 51% người Do Thái đoạt giải Pulitzer.
Trong lịch sử phát triển và tồn tại của người Do Thái, họ đã phải trải những thời kì bị đàn áp, phải tha hương nhưng họ vẫn luôn gìn giữ được giá trị con người. Họ luôn tin kiến thức và bộ não không mất đi và đây là điều có thể truyền cho các thế hệ sau.
Người Do Thái đã dạy con thế nào?
Đạo diễn nổi tiếng nhất Hollywood Steven Spielberg là một người Mỹ gốc Do Thái. Từ nhỏ, ông đã mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, mẹ ông chưa bao giờ mắng nhiếc con trai vì điểm số thấp, thay vào đó lại động viên con trai có thể tìm hiểu thế giới quan qua chiếc máy ảnh nhỏ. Chính vì sự động viên này mà đã có một Steven Spielberg tài năng ngày hôm nay.
Nhìn chung, bố mẹ Do Thái luôn có cái nhìn bao dung với con cái của mình. Họ không kiểm soát, la mắng con trong việc học tập, họ giúp con tự khơi dậy trí tò mò, một trong số đó là hoạt động đọc sách. Có thể với nhiều phụ huynh ở các quốc gia khác, cách giáo dục của bố mẹ Do Thái là không kỉ luật. Tuy nhiên, bố mẹ Do Thái luôn nhấn mạnh với con cái 5 điều này:
- Giá trị của bản thân.
- Nỗ lực trở nên xuất sắc trong chuyên môn của mình.
- Cải thiện tính cách ngày càng tốt hơn.
- Phát triển trí tưởng tượng.
- Học hỏi trong suốt cuộc đời.
Với cách giáo dục như vậy, họ cho rằng câu hỏi "Hôm nay con đã học gì trên trường?" đối với con trẻ là một câu hỏi không hề khôn ngoan. Thay vào đó, câu hỏi "Hôm nay con đã hỏi gì trên trường?" chính là cách để thúc đẩy con trẻ phát huy sự thông minh khi học tập trên trường lớp. Biết đặt câu hỏi khi đi học, tự con trẻ sẽ thấy đi học là một điều rất thú vị để chúng khám phá thế giới xung quanh.
Người Do Thái cũng thường tổ chức những cuộc thảo luận trong gia đình để biết được những chia sẻ của con cái chứ không phải để mắng mỏ con cái. Nhờ những buổi thảo luận gần gũi như vậy, trẻ sẽ hiểu được, mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc khẳng định suy nghĩ.
Mục đích của việc tự kỉ luật?
Điều cốt lõi trong phương pháp giáo dục của bố mẹ Do Thái là tôn trọng con cái - không mắng nhiếc, không áp đặt, không ra lệnh, kiểm soát con cái. Họ biết mỗi con người đều có tính cách, cá tính riêng. Không có ai hoàn hảo nhưng bất kì ai cũng cần được tin tưởng.
Người Do Thái cũng biết rằng tâm trí con người có 2 xung động tốt và xấu, vì vậy đôi khi trẻ có những hành động không đúng đắn như bố mẹ mong đợi. Thay vì mắng nhiếc, họ sẽ chọn bình tĩnh và hòa giải với con cái. Cách giáo dục của họ muốn hướng đến tiếng nói từ trái tim.
Nguồn: President.