Thủ đô của Trung Quốc ngày 21/11 cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch Covid-19, buộc phải đóng cửa các doanh nghiệp và trường học ở những quận bị ảnh hưởng nặng nề và thắt chặt các quy tắc ra vào thành phố khi số ca nhiễm tăng nhanh ở Bắc Kinh và trên toàn quốc.
Dữ liệu chính thức cho thấy Trung Quốc có 27.095 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 20/11, cao nhất trong hơn 7 tháng.
Việc số ca nhiễm mới gia tăng đặt ra nghi ngờ cho những ai kỳ vọng Chính phủ nước Trung Quốc có thể sẽ sớm nới lỏng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt chống dịch. Điều đó đã thúc đẩy xu hướng tăng giá cho đồng USD - vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong mỗi thời điểm căng thẳng.
Chỉ số Dollar index (DXY) lúc kết thúc ngày 21/11 theo giờ Việt Nam tăng 0,86% lên 107,85, so với một tuần trước đây thì hiện đã tăng 88%. Các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed - sẽ được công bố vào thứ Tư (2/12) để làm sáng tỏ việc Fed sẽ tăng lãi suất đến mức nào.
USD tăng 1,12% so với yen Nhật, lên 141,93 JPY, là phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 10. Euro phiên này giảm 0,82% so với đồng bạc xanh xuống còn 1,0248 USD.
John Doyle, phó chủ tịch phụ trách giao dịch của Monex USA, cho biết: "Ngày nay, mọi con mắt đều đổ dồn vào Trung Quốc và chính sách Zero Covid của họ. Các thương nhân lo lắng rằng Trung Quốc có thể mở rộng các biện pháp hạn chế - điều sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế, và đe dọa làm gia tăng lạm phát".
"Tâm trạng lo lắng thể hiện trên khắp các loại tài sản", ông Doyle nói.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giao dịch trên thị trường nội địa cuối chiều 21/11 giảm xuống 7,1708 CNY, mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 11. Trên thị trường nước ngoài, nhân dân tệ giao dịch ở mức 7,1666 CNH/USD.
Quận đông dân nhất của Bắc Kinh hôm 21/11 đã kêu gọi người dân ở nhà khi số ca nhiễm Covid-19 của thành phố tăng lên. Nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa, các trường học chuyển sang học trực tuyến.
Với việc các nhà đầu tư có cái nhìn thờ ơ đối với các loại tiền tệ rủi ro hơn, đồng đô la Úc, được coi là đại diện cho các loại tiền rủi ro - đã giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, là 0,6617 đô la.
Các nhà phân tích đã xác định đồng USD sẽ hồi phục sau đợt bán tháo mạnh trong vài tuần qua, khiến chỉ số Dollar index giảm tới 4,7% trong tháng 11. Mặc dù vậy, chỉ số DXY vẫn tăng 12% từ đầu năm đến nay.
Kit Juckes, giám đốc phụ trách chiến lược ngoại hối của Societe Generale, hôm 21/11 cho biết: "Tôi cho rằng sự phục hồi của đồng đô la hôm nay là sự phản ánh của sự suy yếu gần đây, hơn là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang thay đổi".
Dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến đã thúc đẩy các nhà đầu tư hy vọng rằng việc tăng lãi suất tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang có thể được kiềm chế. Điều đó đã thúc đẩy các nhà giao dịch chốt lãi trên các vị thế mua đô la hiện có.
Các nhà đầu cơ đặt cược vào đồng đô la Mỹ đã chuyển sang bán ròng lần đầu tiên sau hơn một năm, theo tính toán của Reuters và dữ liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai công bố hôm thứ Sáu (18/11).
Đồng USD tăng so với bảng Anh, theo đó GBP giảm 0,6% xuống còn 1,18125 USD. Các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho việc bảng Anh sẽ suy giảm hơn nữa trước khi dữ liệu tài chính được công vào thứ Ba (22/11) và số liệu PMI nhanh vào thứ Tư (23/11).
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tiếp tục chịu áp lực và giảm 1% trong phiên vừa qua, xuống 16.007 USD vào lúc kết thúc ngày 21/11 theo giờ Việt Nam, khi ngành công nghiệp tiền điện tử tiếp tục lao đao sau sự sụp đổ nổi tiếng của sàn giao dịch tiền điện tử FTX. Theo hồ sơ phá sản, FTX nợ 50 chủ nợ lớn nhất gần 3,1 tỷ đô la.
Vì vụ sụp đổ FTX, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Jon Cunliffe cho biết sự bùng nổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX cho thấy sự cần thiết phải đưa thế giới tiền điện tử vào khuôn khổ quy định.
Giá Bitcoin ngày 21/11.
Giá vàng trong phiên vừa qua giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần do USD mạnh trở lại. Sự chú ý của thị trường chuyển sang biên bản cuộc họp tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do tuần lễ này bị rút ngắn.
Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.737,27 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 10 tháng 11, ở 1.735,90 USD, sau khi hồi phục mạnh mẽ. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 giảm 0,9% xuống còn 1.739,10 USD.
Chris Gaffney, chủ tịch Ngân hàng TIAA cho biết: "Nhìn chung, môi trường vĩ mô vẫn là lãi suất cao tăng, điều này là tiêu cực đối với kim loại quý khi các ngân hàng trung ương – đơn vị đang tiếp tục tìm cách tăng lãi suất".
Biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed sẽ đến hạn vào thứ Tư, với hầu hết các nhà giao dịch đặt cược vào mức tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 12 và một số cho rằng có 24,2% cơ hội tăng 75 điểm cơ bản sau những bình luận gần đây của các quan chức Fed.
Các nhà đầu tư cũng theo dõi sự suy giảm kinh tế do các hạn chế mới chống Covid-10 tại quốc gia tiêu thụ vàng thỏi hàng đầu thế giới Trung Quốc, nơi mà mức cộng hợp đồng vàng giao ngay tuần trước giảm mạnh.
Ông Gaffney nhấn mạnh: "Đặc biệt, Trung Quốc là một thị trường sôi động đối với kim loại quý và nếu họ tiếp tục phong tỏa, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh tế nói chung và sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu ở Trung Quốc cho mục đích đầu tư".
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk