Công nghệ

Công nghệ TV thay đổi ra sao?

Năm nay thị trường Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực TV. Có hàng chục thương hiệu điện tử cung cấp mặt hàng này với tổng dung lượng thị trường khoảng 2,7 triệu chiếc (năm 2021). Đi cùng số lượng là cuộc chạy đua về công nghệ nhằm tối ưu hóa nhu cầu người dùng.

Nhằm cập nhật đến độc giả những xu hướng nổi bật nhất của công nghệ TV hiện nay, VnExpress tổ chức buổi tọa đàm Sản phẩm tôi yêu (Tech Talk) với chủ đề: "Công nghệ TV đang phát triển đến đâu", công chiếu lúc 10h ngày 23/11.

Chương trình có sự tham gia của ông Lâm Vĩnh Kiệt - Trưởng bộ phận phát triển và đào tạo sản phẩm TCL cùng chuyên gia Lâm Nhựt Hùng. Hai chuyên gia sẽ cùng thảo luận về xu hướng nghe nhìn hiện đại cùng những bước tiến về công nghệ hiển thị, âm thanh.

Hai chuyên gia cùng thảo luận trong tọa đàm.

Hai chuyên gia cùng thảo luận trong tọa đàm.

Cụ thể, tọa đàm sẽ điểm qua hành trình của những chiếc TV từ lúc sơ khai đến hiện đại như ngày nay. Chiếc TV đầu tiên ra đời vào năm 1925. Sau gần một thế kỷ, công nghệ TV đã có nhiều cột mốc phát triển về phần cứng lẫn công nghệ. Gần đây, người dùng còn có thêm lựa chọn với màn hình QLED và Mini LED, đáp ứng hầu hết nhu cầu từ bình dân đến cao cấp...

Công nghệ màn hình ngày một phát triển nhằm tối ưu trải nghiệm hình ảnh.

Công nghệ màn hình ngày một phát triển nhằm tối ưu trải nghiệm hình ảnh. Ảnh: TCL

Yêu cầu người dùng ngày một đa dạng, những tính năng cũng thêm tối ưu. Từ thiết kế đến kích thước màn hình, công nghệ tấm nền, chất lượng hình ảnh, hệ thống âm thanh... đều nâng cấp theo từng thế hệ. Chiếc TV còn mang trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng điều khiển qua giọng nói nhanh chóng, không vướng bận với remote. Kích thước màn hình cũng ngày một tăng lên, thậm chí đạt 98 inch, cùng thiết kế tràn viền mang lại trải nghiệm xem "vô cực".

Một trong những xu hướng hiện nay là TV màn hình cực đại, lên đến 98 inch.

Một trong những xu hướng hiện nay là TV màn hình cực đại, lên đến 98 inch. Ảnh: TCL

Chú trọng hơn trong nâng tầm giải trí cho gia đình, các nhà sản xuất còn phát triển phần mềm để điều chỉnh ánh sáng hiển thị theo điều kiện phòng, tránh giật lag khi phát cảnh động, khuếch tán âm thanh cho cảm giác đắm chìm trong từng cảnh phim... Với người thích chơi game trên TV, nhà sản xuất thiết kế chế độ chơi game chuyên biệt, tối ưu tốc độ làm mới, ngăn giật lag, giảm độ trễ hay rách hình, lặp hình để từng chuyển động trở nên mượt mà hơn.

Một điểm đáng chú ý khác, Google TV xuất hiện mang lại giao diện thân thiện và dễ dàng sử dụng. Đi kèm là kho ứng dụng phong phú, cung cấp loạt chương trình thực tế sôi động, bộ phim bom tấn hay giải đấu thể thao hấp dẫn. Cuối tọa đàm, các chuyên gia sẽ đưa ra dự báo về xu hướng và sự phát triển của TV trong tương lai.

Một số dòng TV tích hợp Google TV, đa dạng trải nghiệm giải trí.

Một số dòng TV tích hợp Google TV, đa dạng trải nghiệm giải trí. Ảnh: TCL

"Sản phẩm tôi yêu" do VnExpress tổ chức từ năm 2020, dành cho các sản phẩm công nghệ, phụ kiện, đồ gia dụng... Đây là chương trình khởi động cho Tech Awards với kết quả hoàn toàn dựa trên số lượt bình chọn của độc giả. Ngoài hoạt động bình chọn, chương trình còn có các buổi tọa đàm, cập nhật xu hướng công nghệ.

Tech Awards 2022 khởi động từ tháng 5 với hàng loạt chương trình bình chọn bên lề như Sản phẩm công nghệ ấn tượng, Sản phẩm tôi yêu. Chương trình Sản phẩm Công nghệ Xuất sắc - Tech Awards 2022 sẽ mở cổng bình chọn từ 12h ngày 18/11.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm