Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng
Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định – lý tưởng là khoảng từ 56 đến 62 độ C. Khi pha ở nhiệt độ cao, trà quá đậm ảnh hưởng đến vị trà, chưa nói đến việc uống trà quá nóng có thể có một số ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Khi uống quá lạnh, trà được cho là thu hút đờm.
Uống trà hãm quá lâu
Thông thường trà vừa pha xong là ta rót ra cốc uống ngay chứ không ai đợi một thời gian sau mới uống vì uống liền như thế ta mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon. Nếu pha xong ta để một thời gian sau, nước trà sẽ có màu sắc sẫm lại, đậm hơn và nghiêm trọng hơn là mất đi vị thơm ngon của trà. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do trà bắt đầu bị ôxi hóa, quá trình này làm mất đi các hương vị thơm ngon vốn có mà trà mang lại. Vì thế các bạn thấy không ai pha trà để sẵn từ sáng mà đến trưa mới uống cả, trừ khi họ pha uống không hết thì họ mới ủ ấm trà để lúc sau uống tiếp. Trà để qua đêm không nên uống vì rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng nước chè thiu. Uống vào sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Uống trà quá nhiều
Quá nhiều của một điều tốt vẫn có thể gây hại, đó là lý do tại sao bạn không nên uống trà quá nhiều. Một người chỉ nên uống khoảng sáu tách trà mỗi ngày. Uống nhiều trà xanh có thể dẫn đến kết quả là cơ thể không dung nạp cafein, ngoài ra còn có triệu chứng khó tiêu, bất lợi cho tiêu hóa.
Uống trà cùng với thuốc
Tránh uống trà cùng với thuốc nếu bạn bị bệnh hoặc bị sốt. Trà có thể tương tác với các thành phần hoạt động trong các loại thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu bạn đang uống trà khi bạn bị bệnh, thì bạn chỉ nên uống sau khi dùng thuốc hai giờ.
Uống trà khi bụng trống rỗng
Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay còn gọi là hiện tượng “say trà”.
Uống trà vào buổi sáng sớm
Trà có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.
Uống trà trước khi đi ngủ
Sau một ngày làm việc ai cũng mong tối về sẽ có một giấc ngủ ngon thế nhưng điều đơn giản này sẽ không thể thành hiện thực nếu trước khi đi ngủ chúng ta uống một tách trà đặc. Vì trong nước trà đặc có chứa caffeine gây nên hiện tượng mất ngủ.
Cảm giác buồn ngủ được tạo nên từ từ do sự tích tụ adenosine trong não bộ của chúng ta. Thời gian thức giấc càng lâu thì sự tích tụ adenosine càng nhiều giúp cho chúng ta càng cảm thấy buồn ngủ. Nhưng caffeine trực tiếp ngăn chặn sự tích tụ adenosine. Việc này đồng nghĩa với làm giảm tình trạng buồn ngủ và dẫn đến hiện tượng khó ngủ hay thức sau khi sử dụng nước trà đặc. Nhưng đối với một số người vẫn ngủ ngon sau khi uống nước chè, tuy nhiên số lượng không nhiều.
Uống trà quá đặc
Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.
Uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Uống trà pha đi pha lại nhiều lần không chỉ làm giảm độ ngon của trà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên chiết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2.
Uống trà thay nước lọc
Mặc dù trà được cho là tốt cho sức khỏe, nhưng một trong những tác dụng của trà là lợi tiểu, vì vậy nó có thể gây ra hiện tượng mất nước. Tốt nhất, nên uống nhiều nước lọc hơn nếu bạn có thói quen uống trà mỗi ngày.
Những thực phẩm đại kỵ với trà
Trà và đường kính
Nhiều người thường thích uống trà chanh, trà sữa… nhưng ít ai biết rằng trong thành phần dinh dưỡng của lá trà có vị đắng tính hàn giúp kích thích tuyến tiêu hóa, và giải độc cho cơ thể con người. Khi bạn cho đường vào trong trà sẽ khiến cho đường kính vào đó sẽ làm ức chế hiệu quả này của trà gây nên bệnh khó tiêu, rối loạn tiêu hóa … không có lợi cho sức khỏe chút nào.
Trà và trứng
Trong thành phần của trà chứa axit tannic trong lá trà kết hợp với trứng sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa dễ gây nên tiêu chảy lạnh bụng, khó chịu. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng trứng và nước trà cùng lúc quá nhiều có thể dẫn tới sỏi thận. Vì vậy, nếu như bạn ăn trứng thì không nên dùng nước trà ngay, bởi hai loại này không thể kết hợp chung với nhau được.
Trà và rượu
Nhiều người khi uống rượu xong thường uống nước trà nhằm giải rượu, nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Trong thành phần dinh dưỡng của trà giúp cho bạn tiêu hóa tốt lợi tiểu, còn rượu thì gây nóng trong. Khi bạn uống trà và rượu cùng lúc sẽ khiến chất acetaladehyde này đi vào trong thận, dẫn tới sự kích thích lớn trong thận làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận của bạn không tốt cho sức khỏe.
Trà và thịt dê
Trong thành phần dinh dưỡng của thịt dê là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp cho bạn an thần, giải nhiệt. Nhưng nếu bạn ăn thịt dê và uống nước trà thì sẽ gặp tác dụng ngược. Bởi trong trà có thành phần axit tannic chúng sẽ làm phân giải chất protein có trong thịt dê khiến thịt dê mất hết chất dinh dưỡng. Nếu thường xuyên ăn thịt dê uống trà còn gây độc hại không tốt cho sức khỏe của bạn.
Vì vậy, nếu bạn ăn thịt dê thì không nên ngay lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống nước trà sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn.