Dinh dưỡng

U bã đậu nặng 2 kg chèn ép thần kinh đùi người phụ nữ

Chị Loan đau nhức không ngồi được, đi đứng khó khăn, co rút vùng lưng hông song không dám phẫu thuật vì sợ "đụng dao kéo" làm khối u lan rộng. Gần đây đau hơn, chị đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, siêu âm cho thấy so với thời điểm chị Loan phát hiện năm 2007 (khoảng 1 cm), nay u tăng kích thước gấp 40 lần.

"Đây là u bã đậu, lành tính", bác sĩ BS.CKI Lê Ngọc Vinh, đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, nói, thêm rằng thông thường u tăng kích thước khoảng vài cm thì bắt đầu vỡ, hiếm khi có trường hợp to 40 cm như chị Loan.

Bác sĩ Vinh khám cho chị Loan Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Vinh khám cho chị Loan. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Người bệnh cần được cắt trọn bao u bã đậu, tránh làm vỡ để hạn chế nguy cơ tái phát phải mổ nhiều lần. Bác sĩ Vinh đánh giá đường kính u lớn, lâu năm, bám chặt vào các mô xung quanh, chèn ép thần kinh đùi. Nếu phẫu thuật không cẩn thận, người bệnh có thể gặp biến chứng teo cơ mông. Vùng mông chứa nhiều mạch máu và thần kinh từ chậu hông đi qua để xuống chân, ảnh hưởng các hoạt động của chân như đi, đứng, ngồi, co, duỗi...

Êkíp phẫu thuật tách bó thần kinh ra khỏi u, sau đó dùng dao siêu âm cắt u, lấy trọn u ra khỏi mông cho chị Loan, hạn chế mất máu ở mức thấp nhất. Kết quả cân cho thấy u nặng hơn 2 kg.

Thông thường bác sĩ đặt ống dẫn lưu để thoát dịch vết thương ra bên ngoài. Tuy nhiên, u của chị Loan có kích thước quá lớn, sau khi cắt để lại khuyết hổng tròn, có đường kính hơn 40 cm, quá trình vết thương lành sẽ tiết nhiều dịch, không thể đặt ống dẫn lưu. Bác sĩ may vết thương, để lại lỗ nhỏ và chèn gạc lấp đầy khuyết hổng, người bệnh được xuất viện trong ngày.

Mỗi ngày, chị đến phòng khám để điều dưỡng vệ sinh, lấy gạc cũ thấm đầy dịch tiết và chèn gạc mới. Sau hai tuần, vết thương của chị Loan bắt đầu lành lặn.

Thông tin từ Dữ liệu toàn cầu về Da liễu (DermNet), khoảng 20% người trưởng thành mắc u bã đậu. Loại u này có kích thước nhỏ như hạt đậu, phổ biến ở người 30-40 tuổi, xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như đầu, cổ, tai, lưng, tay, chân... U bã đậu vỡ, rỉ dịch có mùi hôi, nếu phát triển nhanh, kích thước lớn, chèn ép hệ thần kinh, cần được điều trị nhanh chóng. Một số u bã đậu gần hoặc chèn ép mạch máu, vỡ có thể gây nhiễm trùng huyết.

Thời điểm thích hợp để lấy u là khi u còn kích thước nhỏ khoảng 1-2 cm, chưa vỡ, chưa rỉ dịch. U càng lớn càng dễ chảy mủ, dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm loét, điều trị phức tạp. Người bệnh không nên tự ý rạch da, nặn bã nhờn vì dễ gây nhiễm trùng và tái phát nhiều lần.

Bác sĩ Vinh lưu ý u bã đậu lành tính nhưng phát triển dưới da, có thể nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác, trong đó có ung thư. Người bệnh nên đi khám bác sĩ khi thấy u trên cơ thể, để được chẩn đoán, xác định loại u, tính chất u, can thiệp điều trị phù hợp.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Lợi ích khi uống nước chanh dây mùa hè

Chanh dây (chanh leo) là loại trái cây phổ biến vào mùa hè, từ hạt cho tới nước cốt bên trong đều có những giá trị dinh dưỡng nhất định.