Công nghệ

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước tăng nhẹ trong tháng 4

Tóm tắt:
  • Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình tháng 4/2025 đạt 39,46%, bộ ngành 51,82%, địa phương 14,58%.
  • Mục tiêu đến 2030, Việt Nam vào nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về Chính phủ điện tử.
  • Cổng dịch vụ công quốc gia xử lý trên 9,5 triệu hồ sơ, hơn 1,1 triệu giao dịch thanh toán tháng 4/2025.
  • Bộ Công an rà soát 495 thủ tục hành chính để đề xuất cắt giảm, tích hợp hồ sơ vào tài khoản VNeID.
  • Bộ KH&CN giám sát, hỗ trợ các bộ, địa phương nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến và phát triển Chính phủ số.

Một nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, gắn với quan điểm lấy người dân là trung tâm và là đối tượng phục vụ, chính là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%.

W-dich vu cong truc tuyen 001.jpg
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương thời gian tới. Ảnh minh họa: Đức Quốc

Theo thống kê từ Bộ KH&CN, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính của cả nước của cả nước tháng 4/2025 đạt 50,4%, tăng 1,25% so với tháng 3/2025. Trong đó, các bộ, ngành đạt trung bình 43,09% và các địa phương đạt trung bình 50,6%.  

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng các thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ đạt 50,65%. Trong đó, các bộ, ngành đạt trung bình 44,72%; các địa phương đạt trung bình 50,77%.  

Trong khi đó, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của cả nước tháng 4/2025 đạt 39,46%, tăng gần 1% so với tháng 3/2025. Cụ thể, tỷ lệ này của khối các bộ, ngành đạt đạt 51,82% và các địa phương đạt 14,58%.  

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn, thống kê cho thấy, trong tháng 4/2025, Cổng đã có hơn 9,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 1,6 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 1,1 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến thành công với số tiền hơn 1.012 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi được đưa vào hoạt động cho đến nay, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp  3.525 dịch vụ công trực tuyến; hơn 506 triệu hồ sơ đồng bộ; 75,2 triệu hồ sơ  rực tuyến từ Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 30,3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến thành công với số tiền hơn 24.052 tỷ đồng; hơn 630.000 cuộc gọi  tới tổng đài.  

Cũng trong tháng 4/2025 vừa qua, Bộ Công an đã rà soát, đánh giá 495 thủ tục hành chính của các bộ, ngành; trong đó có 324 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành có các thành  phần hồ sơ đã được tích hợp vào tài khoản VNeID để đề xuất cắt giảm.

Trong thời gian tới, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương.

Cụ thể, các bộ, tỉnh cần chú trọng triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; đồng thời tăng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình có phát sinh  hồ sơ trực tuyến cũng như tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

Song song đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để chuyển đổi hoạt động chỉ đạo,  điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lên môi trường số; hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Chương trình Chính phủ số; Chương trình chuyển đổi ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện mô hình trung tâm giám sát, chỉ đạo điều hành. 

Trước đó, từ đầu tháng 4/2025, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ KH&CN đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương đăng ký chỉ tiêu về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cần đạt được của năm 2025 theo từng tháng.

Hàng tháng, kết quả thực hiện chỉ tiêu nêu trên sẽ được Bộ KH&CN đưa vào báo cáo tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.

Bộ KH&CN cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cơ quan, đơn vị mình để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Theo kết quả đo lường tự động bằng Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) của Bộ KH&CN, trong quý đầu tiên của năm nay, top 10 địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cao là Kiên Giang, Hà Nam, Phú Yên, Cà Mau, Thanh Hóa, Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Tây Ninh và Ninh Thuận. Ở khối bộ, ngành, dẫn đầu là 2 bộ: LĐTB&XH, Nội vụ; ba vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Bộ Công an.

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Chuyên gia nước ngoài nói về việc mua bán, sáp nhập ngân hàng Việt Nam

GS. John Quelch - Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch và Giáo sư ưu tú tại Trường Kinh doanh quốc tế châu Âu - Trung Quốc (CEIBS) cho biết: “Chúng tôi cũng muốn thấy nhiều hơn hoạt động mua bán và hợp nhất. Nếu hệ thống ngân hàng muốn duy trì được sức khỏe cần có thêm đầu tư nước ngoài, thêm cơ hội cho việc mua bán, sáp nhập để tạo ra ngân hàng có quy mô đủ lớn”.

6 thuyền viên chìm tàu trên biển Cát Bà

Một tàu chở cát đang từ Quảng Ninh về Hải Phòng đã bị chìm trên vùng biển Cát Bà (TP.Hải Phòng). 6 thuyền viên gặp nạn đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hải Phòng cứu hộ an toàn.

Lợi nhuận ngành bia phân hóa

Bia Sài Gòn lãi thấp nhất hơn 3 năm trong quý I, các công ty con cũng sụt giảm, trong khi hai hãng bia và rượu Hà Nội cải thiện.

Cá rô phi Việt Nam tái xuất ở Brazil

Sau hơn một năm đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil đã quyết định tái nhập khẩu mặt hàng này.