Bất động sản

Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, xử phạt thế nào?

Tóm tắt:
  • Bà Lê Thị N. bị phạt 25 triệu đồng vì chuyển 103,8m2 đất nông nghiệp sang đất ở trái phép ngày 10/12/2024.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục đất bản đầu, trừ trường hợp theo khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024.
  • Vi phạm trước 1/7/2014 chỉ phải nộp lợi bất hợp pháp, sau ngày này phải khôi phục nguyên trạng đất và nộp lợi bất hợp pháp.
  • Cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp hết hạn sử dụng được hỏi về gia hạn hoặc xác nhận lại thời hạn quyền sử dụng đất.
  • Gia đình xây nhà trên đất nông nghiệp từ 2010 được đề xuất cấp sổ đỏ nếu phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp.

Công dân cũng cho biết thêm, hành vi của bà N. không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên đề xuất mức phạt đối với hành vi vi phạm là 25 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định số 123/2024; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024.

Tuy nhiên, theo công dân, khi ra quyết định thì biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên lại được hiểu theo nhiều hướng.

Công dân thắc mắc, Điều 139 nên hiểu thế nào? Văn bản chi tiết hiện nay vẫn chưa có.

W-dat dai bat dong san vietnamnet.jpg
Ảnh minh họa: Hồng Khanh

Trả lời vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 123/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

Trong đó nêu rõ: Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai đã quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:

Trường hợp người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

Căn cứ quy định trên thì biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trước ngày 1/7/2014 thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất nhưng phải áp dụng biện pháp buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Còn đối với trường hợp vi phạm sau ngày 1/7/2014 thì phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng, người nhận chuyển nhượng cần làm gì?

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng, người nhận chuyển nhượng cần làm gì?

Công dân đặt câu hỏi: Trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nay đã hết thời hạn sử dụng đất thì có được xác nhận lại hoặc gia hạn thời hạn sử dụng đất hay không?
Kích thước trong sổ đỏ không đúng thực tế cần đính chính hay đổi sổ mới?

Kích thước trong sổ đỏ không đúng thực tế cần đính chính hay đổi sổ mới?

Gia đình được ông nội chia cho 250m2 đất, khi làm xong bìa đỏ thì phát hiện bị sai lệch vị trí, kích thước chiều ngang, chiều dọc so với hiện trạng (nhưng vẫn đủ 250m2). Công dân thắc mắc, gia đình có được điều chỉnh cho đúng hiện trạng hay không?
Xây nhà ở nhiều năm trên đất nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Xây nhà ở nhiều năm trên đất nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Thửa đất sử dụng từ năm 1990, chưa được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ), nguồn gốc là đất nông nghiệp (trên bản đồ là đất 2L). Gia đình xây nhà ở từ căm 2010 đến nay, không bị xử lý vi phạm lần nào, thửa đất phù hợp quy hoạch đất ở, không có tranh chấp.

Các tin khác

iPhone không tăng giá

Apple vừa trải qua những ngày cuối tuần "thở phào" nhẹ nhõm sau khi nhận được một sự nhượng bộ quan trọng và có phần bất ngờ từ chính phủ Mỹ.

Hơn 2025 Nhà Thuốc Long Châu khắp cả nước rực rỡ cờ hoa mừng 50 ngày thống nhất đất nước

Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.

Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 03 cấp.

Kỹ thuật mới nhanh gọn, hiệu quả "không cần máu" giúp kiểm soát đường huyết

Đái tháo đường hiện là một trong những bệnh lí không lây nhiễm phổ biến, gây ra gánh nặng bệnh tật nặng nề và nhiều biến chứng nguy hiểm cho cộng đồng. Việt Nam hiện nằm trong top 20 quốc gia có tỉ lệ người mắc đái tháo đường cao nhất thế giới, đứng thứ 17 toàn cầu.Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường nằm trong khoảng 6-7%, nghĩa là khoảng 7 triệu người đang sống với bệnh này.

Kỹ thuật mới nhanh gọn, hiệu quả "không cần máu" giúp điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường hiện là một trong những bệnh lí không lây nhiễm phổ biến, gây ra gánh nặng bệnh tật nặng nề và nhiều biến chứng nguy hiểm cho cộng đồng. Việt Nam hiện nằm trong top 20 quốc gia có tỉ lệ người mắc đái tháo đường cao nhất thế giới, đứng thứ 17 toàn cầu.Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường nằm trong khoảng 6-7%, nghĩa là khoảng 7 triệu người đang sống với bệnh này.

Tin xem nhiều