Chu kì tự giác kỉ luật thông thường là 21 ngày, nhưng thời gian không phải là nhân tố quyết định, bạn có thể kiên trì tự giác kỉ luật một chuyện gì đó trong vòng 1 năm, nhưng chỉ cần 1 tuần không làm thôi là kiên trì của cả một năm đều trở thành lãng phí.
Kỉ luật tự giác không khó, chỉ cần bạn muốn làm, việc gì cũng có thể làm được. Dưới đây là phương pháp trở nên kỉ luật tự giác của một người lười biếng, hi vọng chúng có ích với bạn.
1. Cự tuyệt "đàm đạo việc binh trên giấy"
Nếu bạn chỉ giỏi nói về kỉ luật tự giác, vậy thì bạn sẽ không bao giờ có thể thực hiện được, thứ bạn cần là hành động thực sự đi chứng minh.
Thế giới này đâu thiếu gì người nói mình phải làm cái này cái kia. Chẳng hạn như nói tôi phải giảm được mười cân, không giảm không thay avatar. Nhưng được bao nhiêu người thực sự hành động, hay lại càng ngày càng béo hơn? Kiểu người như vậy chính là kiểu "đàm đạo việc binh trên giấy" điển hình, ngoài việc đem lại sự an ủi về mặt tâm lý ra thì chẳng được tích sự gì.
2. Đừng lấy lười ra làm cái cớ
Lười không phải lý do thất bại của bạn, càng không phải là cái cớ để bạn không kỉ luật tự giác. Khi thành tích của con cái mình kém, rất nhiều phụ huynh sẽ nói: "Thực ra nó thông minh lắm, mỗi tội lười". Câu nói này tôi nghe được không chỉ một lần, nhưng mỗi một lần nghe lại là một lần thấy nực cười.
Vì sao? Bạn nói xem một người thông minh sẽ lười ư? Có người nói những thiên tài thông minh phát minh ra nhiều thứ là để giúp họ lười biếng. Nói vậy càng ngu hơn, lười và ngốc là một thể, người thông minh sẽ kỉ luật tự giác, sự lười biếng của họ cũng là kỉ luật tự giác. Bạn lười là để làm gì? Ngủ? Chơi game? Bill Gates người ta lúc lười biếng thì làm gì? Đọc sách.
Bạn nói xem người ta có phải rất kỉ luật tự giác không? Vì vậy, đừng lấy sự lười biếng ra làm cái cớ để không kỉ luật tự giác, làm vậy chỉ khiến người khác chê cười mà thôi.
3. Học các làm từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, đừng quá tham vọng, ôm đồm
Chu kì nuôi dưỡng nên một thói quen tự giác kỉ luật là 21 ngày, đừng tham vọng, ôm đồm thay đổi quá nhiều thói quen vô kỉ luật một lúc, làm như vậy kết quả sẽ chỉ là cái nào cũng qua loa, không ra đâu vào đâu, dẫu sao thì "một nghề chín, còn hơn chín nghề".
Bạn có thể lập ra một danh sách, sắp xếp theo độ khó, làm từ việc mà bạn cho là đơn giản nhất, chẳng hạn như dậy sớm... lấy 21 ngày làm một chu kì, khi bạn có thể tự giác kỉ luật làm được một việc gì đó, bạn sẽ trở nên tự tin và có động lực hơn. Nghĩ mà xem, nếu làm được, một năm sau, bạn sẽ có thể thay đổi được 18 thói quen vô kỉ luật một cách nhẹ nhàng, vậy thì bạn còn có thể không kỉ luật tự giác được nữa ư?
4. Học cách kiên trì
Có rất nhiều người sau khi vất vả hình thành nên được một thói quen kỉ luật tự giác không được bao lâu liền từ bỏ, làm vậy phải bù ra rất nhiều thời gian để bù đắp lại.
Lấy việc đơn giản nhất như dậy sớm làm ví dụ, bất luận bạn là học sinh hay người đi làm, trong khoảng thời gian học tập và đi làm đã hình thành được cho mình thói quen dậy sớm nhưng có phải ngay khi bước vào một kì nghỉ lễ nào đó là sẽ liền bị đảo lộn? Và có phải sau đó phải mất một khoảng thời gian khá lâu mới lấy lại được quỹ đạo? Đây chính là vì buông thả, không kiên trì dẫn tới sự lười biếng.
Vì vậy, hình thành thói quen là một chuyện, kiên trì nó là một chuyện khó hơn và cần bạn rất quyết tâm.
5. Tìm kiếm động lực từ bên ngoài
Con người không tự giác là bản tính, bạn nếu không có sự giám sát từ bên ngoài vậy thì rất khó có thể đi được tới cuối cùng, vì vậy khi động lực bên trong đầy rồi, phải biết đi tìm động lực từ bên ngoài một cách thích hợp, nội ngoại kết hợp, có như vậy mới hình thành nên được thói quen kỉ luật tự giác.
Cụ thể như nào? Bạn có thể tìm một người bạn đồng chí hướng với mình khích lệ mình, cả hai cùng nhau nỗ lực, như vậy sẽ dễ hơn nhiều so với việc phải chiến đấu một mình.
Nếu bạn thật sự quyết tâm, có thể làm thế này, để người bạn đó giám sát mình, mỗi một lần bạn lười biếng, không tự giác sẽ mất cho người bạn đó 50 ngàn, làm như vậy bạn sẽ có động lực hơn rất nhiều.