"Hôm nay, bạn có cơ hội chuyển từ một cuộc sống với tư duy tồn tại sang một cuộc sống thực tế mà ở đó bạn có quyền tự quyết định mục tiêu cuộc đời. Hôm nay, là một ngày mới, ngày mà bạn được trao cơ hội để tạo dựng lại cuộc sống của mình. Bạn đã được trang bị sẵn sàng, còn giờ thì hãy ra ngoài và tạo nên một kiệt tác. "- Steve Maraboli
Điểm mấu chốt trong câu nói này, bạn thấy rằng bất kể những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, cách bạn cảm nhận cuộc sống chính là điều khiến bạn hạnh phúc hay là không.
Nếu những giả định của bạn tiêu cực hoặc chính niềm tin đang phá hủy bạn, thì bạn sẽ không hạnh phúc. Mặt khác, nếu bạn có một tư duy tích cực (ngay cả trong thời điểm khó khăn), thì bạn sẽ được hạnh phúc. Cuối cùng, nhận thức của bạn chính là thực tế bạn tạo ra, vì vậy thay đổi cách nhìn cuộc sống có thể tạo nên sự khác biệt.
Nhưng làm thế nào bạn có thể biết khi nào suy nghĩ của bạn sai?
Thật khó để nói khi nào những suy nghĩ tiêu cực nằm ở chính vấn đề hay bên trong tâm lý của bạn. Đó là một phần của vấn đề với suy nghĩ tiêu cực – nó che mờ đi đánh giá khách quan.
Rất may có một số tín hiệu để cảnh báo, nó sẽ cho bạn thời gian để bạn cải thiện suy nghĩ và tư duy của chính mình.
Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thay đổi suy nghĩ.
1. Bạn liên tục tập trung vào những điều sai
Bạn có nhận ra rằng bạn chỉ đang tập trung sửa chữa những mối lo lắng và thất vọng, nhưng không bao giờ nghĩ về những điều đang thực sự diễn ra? Đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng suy nghĩ của bạn bị lây nhiễm bởi lối suy nghĩ tiêu cực. Có thể có rất nhiều điều xấu đang xảy ra ngay bây giờ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ khác đều xấu, ít nhất vẫn có một số điều trong cuộc sống của bạn đang diễn ra tốt đẹp.
Dành thời gian để biết ơn những điều đó là một việc quan trọng, bởi vì nó giúp cho chúng ta không bị choáng ngợp bởi những việc xấu đang diễn ra. Nếu bạn không thấy những điều tốt đẹp, bạn có thể đánh mất chúng, hoặc không thể sử dụng chúng để tăng lợi thế.
2. Bạn thương tiếc thất bại nhưng lại quên ăn mừng chiến thắng
"Những khó khăn và cuộc đấu tranh của ngày hôm nay là cái giá mà chúng ta phải trả cho những thành tựu và chiến thắng của ngày mai." - William J. H. Boetcker
Bạn có thấy mình cảm thấy tức giận và chán nản những lúc bạn bị thất bại, mất mát, nhưng lại thường quên đi những chiến thắng đã đạt được hay không? Khi bạn không dành thời gian để ăn mừng khoảnh khắc một cái gì đó đang thuận buồm xuôi gió, dù là vô tình hay hữu ý, bạn đang không tin vào chiến thắng của chính mình. Bạn tin rằng bên dưới nó đang che giấu những hạt giống của thất bại.
Khi bạn làm điều này, bạn liên tục gửi cho mình một thông điệp rất tiêu cực. Bạn tin rằng bạn sẽ luôn thất bại, và rằng bạn không thể ăn mừng chiến thắng bởi vì chúng chỉ là những thất bại trong tương lai đang ngụy trang mà thôi. Đây là một con đường khốn khổ cho cuộc sống của bạn, bởi vì bạn không chỉ bỏ lỡ tất cả những khoảnh khắc đẹp đẽ, quý giá của cuộc sống, mà còn phỉ nhổ lên cuộc sống, sự trung thực, may mắn và thành tựu của riêng bạn.
Có thể bạn nghĩ rằng "tôi không muốn lấy bất cứ phần thưởng nào cả". Đó là một điều tốt, nhưng vẫn có một con đường thứ khác: lòng biết ơn. Hãy nhớ rằng, liên tục tạo ra sự nghi ngờ về chiến thắng của mình là một sự vô ơn khi được trao phần thưởng chiến thắng, bởi vì nó không phải là một sự thừa nhận thực sự của họ.
Điều cuối cùng bạn phải tin là, bạn có khả năng có một chiến thắng thực sự.
3. Bạn không muốn đối mặt với sự thật
Phàn nàn về thực tế đã diễn ra sẽ không thay đổi được điều gì cả. Bạn có thể giận dữ cả ngày về những đám mây tối mịt, nhưng nó sẽ không mang lại ánh nắng mặt trời. Nó chỉ đơn giản mang lại một cảm giác về công lý, để đánh giá cao những gì bạn nghĩ nó nên như vậy.
Nhưng theo một cách nào đó, việc phàn nàn không ngừng là một sự khước từ việc nhìn nhận và chấp nhận sự thật. Chỉ đơn giản là có một số điều bạn không thể thay đổi. Không phải mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Và không có sai lầm nào lớn hơn là từ chối nhìn thế giới bằng sự thật trần trụi, bởi vì đó là nơi mà bạn không thể che dấu sự thật bằng những điều hư cấu nữa.
Hãy hành động để thay đổi những điều bạn có thể. Hãy nói lên sự thật khi bạn thấy một sự bất công, nhưng chấp nhận rằng thế giới sẽ không bao giờ công bằng nhiều như bạn nghĩ. Cho đến khi bạn có thể chấp nhận thực tế đó và thay đổi tư duy của bạn, nếu không nó sẽ không bao giờ là thực tế, và bạn sẽ luôn bị cản trở bởi sự oán giận rằng mọi mong đợi của bạn không được đáp ứng.
4. Bạn cảm thấy tức giận khi kỳ vọng của bạn không được đáp ứng
Điều này dẫn trực tiếp đến một số cảnh báo khác. Nếu bạn liên tục thấy rằng thế giới hay con người trong cuộc sống hoặc thậm chí bản thân bạn cũng không đáp ứng được kỳ vọng của bạn, điều đó có nghĩa là kỳ vọng của bạn là không thực tế. Kỳ vọng của chúng ta là một phần quan trọng trong tư duy. Đó là những gì chúng ta tin là có thể hoặc cần thiết.
Kỳ vọng đặt nền tảng cho trải nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta đặt kỳ vọng cao không thực tế, thì không có gì thỏa mãn chúng ta. Ví dụ, nếu bạn đặt ra sau khi tốt nghiệp đại học mong muốn trở thành một triệu phú vào năm 30 tuổi và bạn thấy mình quá xa mốc đó ở tuổi 25, có thể bạn sẽ rất khốn khổ. Nhưng bạn có thực sự khốn khổ bởi vì bạn không phải là một triệu phú, hay bởi vì bạn đã không đạt được những gì bạn mong đợi ở tuổi đó?
Tất cả điều này sẽ khiến chúng ta quay lại và nhìn vào thực tại. Có lẽ bạn có năng khiếu và đầy tham vọng, và có thể trong một thế giới hoàn hảo, bạn sẽ có ngay 1 triệu đô la. Nhưng chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo, và với tất cả những tài năng và tham vọng, bạn không thể kiểm soát mọi yếu tố. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải điều chỉnh tư duy của bạn để tồn tại và phát triển trong một thế giới như vậy.
5. Bạn cảm thấy không hài lòng và không hạnh phúc với mọi thứ bạn có (hoặc không có)
Nhược điểm của tham vọng là nó thường làm chúng ta mù quáng với những điều tuyệt vời và những người chúng ta biết trong cuộc sống. Có lẽ bạn muốn một ngôi nhà lớn hơn hoặc một chiếc xe đắt tiền hơn, nhưng bạn còn nhớ không? Khi bạn thậm chí không có nhà hoặc xe hơi? Có thể bạn muốn bạn có thêm bạn bè, đừng bỏ qua giá trị từ những người bạn mà bạn có lúc này.
Luôn luôn có nhiều thứ phải phấn đấu để đạt được, nhưng vì lý do này, chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã đạt được. Nó luôn luôn để lại một cái hố không thể lấp đầy.
"Bạn sẽ không bao giờ ngừng mong muốn nhiều hơn cho đến khi bạn cho phép mình chấp nhận những gì đang có. Để đạt được nó, thưởng thức nó. Bây giờ là thời điểm tốt để làm điều đó. "- Geneen Roth
6. Bạn thường xuyên bất đồng quan điểm với những người xung quanh
Nếu bạn luôn trong tình trạng tranh cãi với những người bạn yêu thương, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi quan điểm, đặc biệt là nếu bạn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của họ. Những lý lẽ của bạn có thể phản ánh bản chất của bạn hơn là đối phương. Hãy thử đặt mình vào vị trí người đối diện để hiểu hơn về họ – điều này có thể giúp bạn tư duy tốt hơn.
7. Bạn suy nghĩ về những gì bạn "phải" làm thay vì những gì bạn "nhận được" để làm
Khi bạn thấy mình xem mọi thứ như một sự bất tiện thay vì như một cơ hội chào đón, điều đó thường có nghĩa là bạn không còn đánh giá cao những gì bạn có. "Tôi phải làm tất cả công việc này," có vẻ đây là một tuyên bố hay ho khi bạn mệt mỏi, nhưng rồi bạn cũng phải làm tất cả những việc đó. Không phải ai cũng vậy! Không ai thay bạn làm cả.
Công việc chu cấp cho bạn và giữ cho bạn tồn tại, và giúp bạn hưởng thụ những điều thú vị trong cuộc sống. Vì vậy, hãy nhớ đánh giá cao công việc của bạn, ngay cả khi nó cảm thấy nặng nề!
8. Bạn thấy mình là nạn nhân
Vấn đề khi thấy mình là nạn nhân mà nó không đến từ thực tế thì nó không nhất thiết đúng - đôi khi bạn thực sự là nạn nhân của những người xấu hoặc hoàn cảnh không may. Tuy nhiên, liên tục tự xem mình là nạn nhân không trao quyền cho bạn thay đổi hoặc xây dựng cuộc sống tốt hơn cho chính mình. Ngay cả khi bạn là nạn nhân, hãy vượt qua nó bằng cách đưa ra quyết định từ chối vai trò đó và bắt đầu tạo ra thứ gì đó tốt hơn. Bạn xứng đáng với nó!
9. Bạn bị níu giữ bởi những vở kịch của người khác
Đôi khi, những suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta đang mắc phải không phản ánh được tất cả những khó khăn chúng ta sẽ gặp trong cuộc sống. Có thể bố mẹ bạn đã nói với bạn rằng bạn không nên theo đuổi niềm đam mê của mình, hoặc có thể bạn đã có một đối tác tiêu cực trong quá khứ khiến bạn cảm thấy mình chưa bao giờ đủ tốt.
Nếu những vở kịch trong đầu bạn nghe quen thuộc và bạn bắt được những tiếng vang không phải của mình, thì có lẽ đã đến lúc quẳng chúng ra khỏi suy nghĩ ngay lập tức. Những vở kịch đó thuộc về những người khác và phản ánh đánh giá, nhận thức của họ, không phải của bạn.
Thay đổi suy nghĩ là việc không dễ dàng nhưng đó là một trong những điều mạnh mẽ nhất bạn có thể làm. Học cách nhận biết tư duy tiêu cực là bước đầu tiên. Một khi bạn làm, bạn sẽ được trao quyền để thực hiện những thay đổi đó và bắt đầu tìm kiếm sự tích cực. Điều này sẽ làm biến đổi toàn bộ cuộc sống của bạn xung quanh theo hướng tốt đẹp hơn.