Quản lý tài chính là kỹ năng bắt buộc phải có của mỗi người ư?
Tất nhiên rồi!
Không những vậy, sớm biết cách quản lý tài chính, sớm thiết lập cho mình tư duy giàu có sẽ giúp ích được chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Giống như khi so sánh hai người cùng đạp xe đạp, một người luôn nghĩ trong đầu là làm sao để đạp nhanh nhanh một chút, còn người kia lại nghĩ làm sao để sau này tạo ra ô tô.
Khi mới bắt đầu, khoảng cách giữa hai người có lẽ không lớn, thậm chí cho dù việc tạo ra xe ô tô sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng một khi đã chế tạo ra được rồi, xe đạp có nhanh tới đâu cũng sẽ không bì được, bởi vì nhìn từ bản chất mà nói, hai người đã sớm không ở cùng một đường đua rồi.
Quản lý tài chính cũng giống như chế tạo xe ô tô vậy, một khi bắt đầu có tư duy quản lý tài chính và tích lũy tiền bạc, tốc độ của bạn sau này có thể sẽ khiến chính bạn phải kinh ngạc.
Vậy chiếc xe này phải chế tạo như thế nào?
1. Chúng ta vì sao phải quản lý tài chính?
Tự do tài chính là một cụm từ rất hay được nhắc đến khi nói đến quản lý tài chính.
Cái gọi là tự do tài chính cá nhân ý muốn nói ai đó không còn phải "bán" thời gian của họ để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nữa.
Vậy làm sao mới hiện thực hóa được đây?
Có người nói kiếm tiền tỷ là được. Kiếm được tiền tỷ có thể gọi là "dồi dào tài chính", nhưng không phải là "tự do tài chính".
Khi thu nhập thụ động của bạn vượt qua các chi phí cần thiết, thì khi đó bạn mới được coi là tự do về tài chính. Bởi khi đó bạn không cần phải bán thời gian của mình để có thu nhập nữa, mà thay vào đó có thể dành thời gian đi làm những việc mà mình yêu thích.
Nói đến đây thì câu trả lời cho câu hỏi vì sao phải quản lý tài chính trở nên đơn giản hơn nhiều rồi. Đó là để bạn không còn phải vì tiền mà từ bỏ việc mà mình mong muốn, để bạn không cần phải vì "èo, đắt thế" mà bỏ qua thứ mà mình yêu thích.
Nếu không biết cách quản lý tài chính thì cả đời này rất khó để bạn có cơ hội làm việc gì đó mà mình thực sự rất muốn làm. Cái chúng ta gọi là ước mơ đó, thực ra, cái giá phải trả đăng sau là rất lớn!
2. Quản lý tài chính là đầu tư ư?
Nếu phân tích tỉ mỉ một chút, bạn sẽ phát hiện ra quản lý tài chính và đầu tư có sự khác biệt về bản chất.
Quản lý tài chính là một phương thức sống, thông qua quá trình quản lý tài bạc để hiện thực hóa những nhu cầu của bản thân ở hiện tại và cả tương lai.
Ví dụ như ăn uống, mua nhà, mua xe, du lịch nghỉ dưỡng, con cái, nghỉ hưu dưỡng lão, bệnh tật, chi tiêu ngoài ý muốn khác… tất cả những hoạt động mang tính nhu cầu đó đều cần dùng đến tiền.
Còn đầu tư chỉ là một mắt xích trong quá trình quản lý tài chính, là bước cuối cùng sau khi đã suy nghĩ và lên kế hoạch thật tường tận và chắc chắn. Tất nhiên, nếu bạn không biết cách lên kế hoạch thì đầu tư có thể là thứ đẩy chúng ta vào bước đường không mấy vui vẻ gì.
Vì vậy, quản lý tài chính, việc này liên quan tới sự giàu có của chúng ta và là cơ sở hạnh phúc của mỗi gia đình.
3. Làm sao để quản lý được tiền?
Muốn quản lý được tiền bạc, hãy xác định rõ ràng 4 loại tiền sau: tiền hàng ngày, tiền "bảo hiểm", tiền ổn định và tiền đầu tư.
Tiền hàng ngày: bao gồm chi tiêu cho các vấn đề như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, là số tiền cần phải tiêu để đảm bảo đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tiền "bảo hiểm": hỏi mọi người một vấn đề, chúng ta muốn được tự do tài chính, vậy tiền đề lớn nhất là gì? Đúng vậy, chính là "sống", và phải sống thật khỏe mạnh.
Khi chúng ta bị bệnh mà không có tiền để chữa, hoặc là chữa xong thì cũng phá sản, vậy thì tự do tài chính chẳng khác nào một câu chuyện cười ta tự nghĩ ra để an ủi bản thân cả.
Vì vậy, chúng ta nhất định phải có tiền "bảo hiểm mạng sống", dành một số tiền nhất định để phòng những lúc bệnh tật, ốm đau, tốt nhất là hãy đi khám sức khỏe định kì.
Tiền ổn định: đây là tiền để sau này nếu có việc gì đó cấp bách có thể lấy ra dùng.
Chẳng hạn như trong tương lai chúng ta cần tiền để mua nhà, mua xe, đi du lịch, cho con cái đi học hay dưỡng lão. Số tiền này nhất định phải để yên một chỗ để sau này có cần thì cũng yên tâm lấy ra dùng.
Hãy hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ, bạn tiết kiệm bằng cách nào cũng được, nhưng nếu có thể hãy đem đi gửi tiết kiệm số tiền này, lãi suất sẽ giúp tiền của bạn đẻ ra tiền.
Tiền đầu tư: Tiền đầu tư là số tiền có thể còn thừa sau khi lập kế hoạch cho ba phạm trù chính nêu trên. Giống như những gì chúng ta đã nói trước đó, đầu tư là bước cuối cùng trong quản lý tài chính.
Số tiền này là tiền có thể mang lại nhiều tiền hơn cho chúng ta. Đó cũng là số tiền có thể mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội hơn.
Ở đây tôi muốn khuyên các bạn một điều rằng, nếu bạn có ý định đầu tư nhưng lại không hiểu quá nhiều về sản phẩm hay lĩnh vực mà mình đầu tư vậy thì hãy chia nhỏ số tiền mà bạn có, đầu tưu từng chút một để làm quen cũng như "thăm dò" thị trường, nếu thấy khả quan bạn hoàn toàn có thể tiếp tục đầu tư vào. Đừng quá mạo hiểm với những thứ mình chưa thực sự hiểu. Dẫu sao thì đây cũng là canh bạc. Vì vậy, hãy thực hiện nó khi bạn thực sự cảm thấy tự tin và có một kế hoạch tỉ mỉ.
Hi vọng bạn sớm hiện thực hóa được ước mơ tự do tài chính của mình, hi vọng nhiều người trong chúng ta có thể có nhiều thời gian đi làm những việc mà mình thực sự yêu thích hay chỉ đơn giản là đi mua sắm mà không cần nhìn giá chẳng hạn!