Kinh doanh

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt

Tóm tắt:
  • Trung Quốc chi 20 lần so với năm ngoái để mua hải sản từ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay.
  • Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 640,7 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2024.
  • Trung Quốc đã vượt Mỹ thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
  • Thị trường Trung Quốc chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ, tăng mạnh so với 4% năm trước.
  • Việt Nam và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác trong nông thủy sản, cải thiện quy trình thông quan cho hàng tươi sống.

Theo Cục Hải quan, đến hết tháng 4/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 640,7 triệu USD, tăng mạnh 60% so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc chính thức vượt Mỹ (532 triệu USD), trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng đầu năm nay, Trung Quốc tăng nhập khẩu nhiều loại thủy sản của nước ta, trong đó có tôm hùm.

Ngoài ra, trong quý I/2025, Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) đã chi hơn 23 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, tăng gần 2.000% so với cùng kỳ năm 2024.

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hải sản này của nước ta vọt lên 63 triệu USD, tăng 109% so với quý cùng kỳ năm ngoái.

oc huong
Trung Quốc đang tăng mạnh nhập khẩu các loại nhuyễn thể có vỏ từ Việt Nam. Ảnh: Anh Đức

Đáng chú ý, nếu quý I/2024, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam thì sang năm nay đã chiếm tới 37%. Con số này vượt xa các thị trường quan trọng khác như EU với 18 triệu USD và Mỹ với hơn 6 triệu USD.

Theo VASEP, trong bối cảnh thị trường truyền thống EU đang giảm tỷ trọng do yếu tố cạnh tranh và quy định khắt khe hơn, Trung Quốc đã nổi lên như một thị trường chiến lược. 

Ngoài quy mô tiêu thụ lớn, thị trường tỷ dân này còn linh hoạt hơn trong quy chuẩn nhập khẩu và có hệ thống tiêu thụ đa dạng từ siêu thị đến chợ đầu mối.

Trung Quốc hiện nhập khẩu nhiều nhất các loại ốc hương, nghêu và điệp. Trong đó, ốc hương sống chiếm áp đảo với gần 16 triệu USD, tiếp theo là nghêu sống gần 5 triệu USD, còn lại là điệp đông lạnh. 

Cơ cấu nhập khẩu này cho thấy rõ xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tươi sống và đông lạnh chất lượng cao. Đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhuyễn thể của Việt Nam để mở rộng thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này.

Mới đây, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông thủy sản, thúc đẩy quy trình thông quan thuận lợi hơn, mở rộng “luồng xanh” cho hàng tươi sống của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, giúp rút ngắn thời gian và chi phí logistics.

VASEP lưu ý, để tận dụng tối đa cơ hội này, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư sâu vào chất lượng sản phẩm, quy trình bảo quản sau thu hoạch, và hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, việc đảm bảo chuẩn hóa quy trình nuôi trồng và kiểm dịch cũng là yếu tố then chốt để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường Trung Quốc.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Thí điểm sàn giao dịch thịt heo

TP - TPHCM vừa lên kế hoạch thí điểm sàn giao dịch thịt heo, kỳ vọng ổn định thị trường và từng bước minh bạch hóa hoạt động giao thương mặt hàng thiết yếu này.

TikToker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng - TikToker thường đăng những video liên quan giao thông - vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ.

Loạt bất cập về đầu tư công tại Đắk Lắk

Đắk Lắk được bố trí trên 18.000 tỷ đồng để thực hiện 506 dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, quá trình triển khai, tỉnh này tồn tại hàng loạt bất cập.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lên phương án mua hàng Mỹ

Lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cho biết từ nay tới tháng 6 sẽ tăng cường gặp gỡ, làm việc với các đối tác Mỹ để thúc đẩy việc hợp đồng để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Cám cảnh sầu riêng: Chỉ khi "sạch từ gốc" mới thực sự ngọt lâu

Xuất khẩu sầu riêng - ngành hàng từng “lên hương” nhanh nhất trong các loại trái cây Việt - đang chững lại vì những cảnh báo về chất lượng. Khi thị trường toàn cầu siết chặt rào cản kỹ thuật, sầu riêng Việt buộc phải đảm bảo chất lượng, minh bạch về nguồn gốc nếu muốn giữ được vị thế.

Trung Quốc rốt ráo gom vàng

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp, gom thêm 30 tấn. Động thái này phản ánh xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khỏi đồng USD trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh.