Tài chính

TOP 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất cuối tháng 9/2023

 

 Đồ hoạ: Vân Miên.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III, số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đang tiếp tục xu hướng tăng.

Tổng nợ xấu của các ngân hàng tăng 52% so với đầu năm lên hơn 210.000 tỷ đồng. Trong đó, có 19 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng hai chữ số, 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu ba chữ số (tăng bằng lần) so với thời điểm cuối năm trước, không có ngân hàng nào có nợ xấu giảm.

"Ông lớn" Vietcombank, ngân hàng thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu sau ba quý đầu năm, tương đương mức tăng 84%. Trong đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5%; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%.

Tuy nợ xấu tăng, Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 270%, giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành. 

Trong ba Big4, VietinBank là ngân hàng có mức tăng nợ xấu thấp nhất (20%) với gần 19.000 tỷ đồng trong khi BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất với 26.394 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm trước và là ngân hàng có số dư nợ xấu cao thứ hai trong nhóm khảo sát.

Ở chiều ngược lại, những ngân hàng có mức tăng trưởng nợ xấu thấp nhất là PG Bank (tăng 7%), Saigonbank  (tăng 9%), VietABank(tăng 18%) và VPBank (tăng 19%).

 

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Quốc hội mới đây cho biết áp lực nợ xấu lên hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đang tiếp tục gia tăng trong thời gian qua khi diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn nhiều so với mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Trong trường hợp không bao gồm 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,92%. 

Nếu tính cả nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ này đã lên tới 6,16% tổng dư nợ. Nếu không tính ba ngân hàng mua lại bắt buộc, DongA Bank và SCB thì tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ở mức 3,82% và nếu không tính cả Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) thì tỷ lệ này là 2,86%.

 

 Nợ tiềm ẩn nói trên bao gồm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái, nợ xấu tiềm ẩn theo Thông tư 01/20220 đã sửa đổi theo Thông tư 02/2023 của NHNN.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm